Những câu hỏi liên quan
Thùy Dương
Xem chi tiết
Xun TiDi
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Gia	Khang
16 tháng 5 2021 lúc 20:52

1) Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. (2) Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi. (3) Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính. (4) Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. (5) Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi. (6) Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. (7) Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. (8)Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. (9) Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. (10) Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. (11) Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi. (12) Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. (13) Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. (14) Vũ Nương chỉ hiện về trong chôc lát rồi biến đi mất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mỹ	Linh
17 tháng 5 2021 lúc 11:30

Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ.  Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi.  Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính.  Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi.  Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.  Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn.  Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi.  Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát rồi biến đi mất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Tú	Quyên
18 tháng 5 2021 lúc 20:40

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thu Hàn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2018 lúc 15:58

Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.

Bình luận (0)
hide on bush
Xem chi tiết
giúp em
22 tháng 9 2022 lúc 15:12

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

Bình luận (0)
Ngọc Hoàng Khương Nguyễn
Xem chi tiết
Leonor
4 tháng 11 2021 lúc 21:43

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
4 tháng 11 2021 lúc 21:45

Tham khảo:

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Bình luận (0)
Minh Hồng
4 tháng 11 2021 lúc 21:46

Tham khảo

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Trước tác của ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.

 

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kì, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Huyền
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 10 2020 lúc 23:10

Tham khảo:

1.

1. Mở bài

- Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.

- Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.

- Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.

2. Thân bài

a. Lời nói là gì?

- Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.

b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:

- Giúp con người hiểu nhau.

- Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.

- Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh.

Dẫn chứng: câu nói của mẹ Tê-rê-sa.

c. Bài học cho mỗi người:

- Phải học tập và am hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ.

- Rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt đề có cách ứng xử khéo léo, đặc biệt là khi dùng lời nói để giao tiếp.

- Câu ca dao về lời nói.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị và ý nghĩa lời nói.

- Phát huy giá trị của tiếng Việt!

Bình luận (0)
Phương Dung
18 tháng 10 2020 lúc 19:51

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Đức Hoài Anh
Xem chi tiết