Dựa vào hình 22 và kiến thức đã học, em hãy so sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á, châu Âu về cơ cấu dân số theo tuổi, cơ cấu dân số theo giới tính.
Dựa vào hình 22 và kiến thức đã học, em hãy so sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á, châu Âu về cơ cấu dân số theo tuổi, cơ cấu dân số theo giới tính.
So sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á, châu Âu:
* Về cơ cấu dân số theo tuổi
- Tháp dân số của châu Phi: đáy tháp rộng, đỉnh nhọn, các cạnh thoải => tỉ suất sinh cao, tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi lớn; tuổi thọ trung bình thấp (tỉ lệ dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi rất thấp).
- Tháp dân số của châu Á: đáy tháp và giữa thân tháp khá cân bằng, thu hẹp về phía đỉnh tháp => tỉ suất sinh cao (tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi tương đối lớn), tỉ suất tử thấp (tỉ lệ dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi thấp), tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 15 – 64 tuổi tương đối cao (lực lượng lao động dồi dào).
- Tháp dân số châu Âu: tháp thu hẹp ở đáy và đỉnh tháp => tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao (tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi rất thấp, tỉ lậ dân số trong nhóm tuổi trên 65 tuổi cao).
* Về cơ cấu dân số theo giới tính
- Tháp dân số của châu Phi và châu Á: tỉ lệ dân số nam cao hơn dân số nữ.
- Tháp dân số châu Âu: tỉ lệ dân nữ cao hơn dân số nam.
Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số các châu lục năm 2002 % Châu á 60.6 | Châu Âu 11.7 42 Châu Đại Dương 0.5 Châu Mĩ 100 218 1.8 = 2 13.5 Thế giới •Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các châu lục năm 2002? | Châu Phi 49 •Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét? 13.7
Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.
Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn năm 1990 – 2020 (%)
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Châu Âu giai đoạn 1990 - 2020 có sự thay đổi:
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 0 - 14 tuổi, từ 20,5% (1990) xuống 16,1% (2020) (giảm 4,4%).
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 15 - 64 tuổi, từ 66,9% (1990) xuống 64,8% (2020) (giảm 2,1%).
- Tăng tỉ trọng ở nhóm 65 tuổi trở lên, từ 12,6% (1990) lên 19,1% (2020) (tăng 6,5%).
=> Dân số châu Âu đang có xu hướng già hóa.
Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.
Nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.
- Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. -Nhận xét tổng quát về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi: hình dạng tháp tuổi của châu Âu từ năm 1960 đến năm 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ sang tháp tuổi già (từ đáy rộng sang đáy hẹp) - trong khi đó, hình dạng tháp tuổi của thế giới vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp).
Dựa vào thông tin trong bài và bảng 6.1, em hãy:
- Cho biết số dân của châu Á năm 2020.
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020.
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
Dựa vào bảng 20.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày quan niệm cơ cấu dân số theo giới.
- Nhận xét tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020.
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới trên thế giới có hai cách tính. Một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.
+ Các châu lục có nam nhiều hơn nữ năm 2020: châu Á, châu Đại Dương.
+ Các châu lục có nam ít hơn nữ năm 2020: châu Phi, châu Âu và châu Mĩ.
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ THẾ GIỚI PHÂN THEO CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 VÀ 2014
(đơn vị %)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam)
Để thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục năm 2005 và năm 2014 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Đường.
C. Cột.
D. Miền.
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trong 2 năm (< 4 năm) là biểu đồ tròn
=> Chọn đáp án A
Cho bảng số liệu :
TỈ LỆ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI QUA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị %)
Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005 là:
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ cột.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ tròn.
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005.
Chọn: D.
cơ cấu dân số châu âu theo độ tuổi đang có su hướng như thế nào
Cơ cấu dân số châu âu theo độ tuổi đang có xu hướng già hóa
Tìm sự khác nhau về kết cấu dân số của châu Âu trong từng năm 1960, 1980, 2000
Cho biết xu hướng thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu hãy giải thích rõ điểm này
1.- Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi.
2.
- Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
- Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi.