Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ý Chu
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
14 tháng 12 2018 lúc 8:56

Suy nghĩ của cá nhân em:
- căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…
- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
- Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

NGUYỄN VÕ NHẬT THIỆN
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
25 tháng 11 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

Hòa bình là một khái niệm về tình bạn và sự hòa hợp xã hội mô tả tình trạng không có sự thù địch và bạo lực. Trong xã hội, hòa bình thường được sử dụng với nghĩa là không có xung đột (như chiến tranh) và không có sự sợ hãi bạo lực giữa các cá nhân hoặc nhóm người.

Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất. ... Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách.

Huỳnh Thảo Nguyên
25 tháng 11 2021 lúc 20:44

Khái niệm hoà bình: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, giữa con người với con người. Là khát vọng của nhân loại.

Bảo vệ hoà bình: là làm mọi việc để giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẩn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Chúng ta cần bảo vệ hoà bình vì: để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất. ... Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách.

Hân Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thịnh
5 tháng 1 2022 lúc 21:42

2.Liên hệ

– Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:

     + Đi bộ vì hoà bình;

     + Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình…

+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;

     + Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;

     + Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.

1.Các dân tộc cần học hỏi, tôn trọng lẫn nhau

Khách vãng lai đã xóa
Diem Hong
Xem chi tiết
Hoang Minh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Thu Bùi
12 tháng 1 2022 lúc 18:30
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai liên quan đến 72 nước với 1,7 tỷ người tham gia, 110 triệu quân tham chiến. Diễn biến của cuộc Chiến trải qua bốn giai đoạn, diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu; mặt trận Xô - Đức; mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó mặt trận chủ yếu, quyết định toàn bộ cuộc Chiến là mặt trận Xô - Đức. Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến tháng 6/1941, sau khi chiếm đóng 16 nước châu Âu, phát xít Đức tiến công xâm lược Liên Xô nhằm tiêu diệt quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới; nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trở thành lực lượng nòng cốt đánh bại chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa diệt vong. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh, tháng 1-1942, Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập, nòng cốt là Liên Xô, Mỹ và Anh. Từ năm 1943, Liên Xô chuyển sang phản công và đến giữa năm 1944 mở một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn giải phóng toàn bộ lãnh thổ khỏi ách thống trị của phát xít Đức, đánh chiếm Béclin, sào huyệt cuối cùng của Hít-le. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức phải ký đầu hàng, lò lửa chiến tranh ở châu Âu bị dập tắt. Đến ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tiến công đập tan đạo quân Quan Đông của Nhật, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điều kiện. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng công bố đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.  Đây là cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã làm gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người tàn phế, thiệt hại vật chất tới 316 tỷ USD (Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr236). Sự sụp đổ của phe phát xít là thắng lợi vĩ đại của nhân loại tiến bộ, dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình cách mạng thế giới. Các dân tộc của khối liên minh chống phát xít, đặc biệt là Liên Xô, đã phải trả giá đắt cho chiến thắng. Nhưng việc đánh tan chủ nghĩa phát xít đã góp phần làm thay đổi thế giới, bắt đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do. Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước đồng minh chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa lịch sử và thời đại vô cùng sâu sắc, đó là: (1) Từ thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nhất là những người yêu chuộng hòa bình càng có trách nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới; việc phản đối chiến tranh, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm bảo vệ hòa bình càng trở nên cấp bách đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. (2) Nền dân chủ, nhân quyền thế giới được bảo vệ và phát huy, đồng thời thúc đẩy thế giới chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. (3) Làm thay đổi căn bản mối quan hệ quốc tế, không còn sự thống trị của châu Âu, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc trên thế giới. (4) Sự ra đời của một loạt nước XHCN, hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, mở ra con đường đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức; hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. (5) Liên Xô không những đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít mà còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; tạo thành một mặt trận chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế giới. Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng, nắm vững thời cơ, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật bị đánh bại, kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, giành chính quyền từ tay quân phiệt Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam; đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay cho dù phương Tây và các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò, thậm chí còn ra sức đổ lỗi cho Liên Xô về sự bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòng tìm mọi cách che giấu và làm sai lệch nhận thức của nhân dân về Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Nhưng họ vẫn không thể phủ nhận được sự thật lịch sử là trong lúc Liên xô đang tìm mọi cách ngăn chặn để không xảy ra cuộc chiến tranh thì chính phương Tây mà trước hết là Anh, Pháp và Ba Lan lại khuyến khích Hitler gây chiến chống Liên Xô nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản. Không ngờ chính họ đã tự biến mình thành nạn nhân của quân xâm lược phát xít. Đó chính là lý do đầu tiên dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến khi Liên Xô bị phát xít Đức xâm lược năm 1941, trực tiếp là nạn nhân, đã buộc phải tham gia vào cuộc chiến tranh, bởi không còn cách nào khác. Việc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, khối đồng minh được thành lập đã làm cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển thành chiến tranh chống phát xít, giải phóng các dân tộc trước họa diệt chủng. Vai trò của Liên Xô và Hồng quân Xô Viết và sức mạnh đoàn kết của các lực lượng tiến bộ là yếu tố quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi vĩ đại của Liên Xô là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa, của tinh thần quốc tế vô sản cao cả và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, quân đội Xô viết.  Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lùi xa 70 năm, nhưng nhân loại rút ra được nhiều bài học quí báu; trong đó, bài học đầu tiên là muốn tránh chiến tranh trước hết bản thân mình phải có tư tưởng hòa bình; biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi giục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xảy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”.  Bài học tiếp theo là lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.  Và bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới vẫn còn nguyên giá trị.  Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn. Do đó, việc tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc. Những bài học của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là bài học về sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho mỗi quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa thời sự cấp thiết hơn bao giờ hết.                                               
Thu Bùi
12 tháng 1 2022 lúc 18:40

 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lùi xa 70 năm, nhưng nhân loại rút ra được nhiều bài học quí báu; trong đó, bài học đầu tiên là muốn tránh chiến tranh trước hết bản thân mình phải có tư tưởng hòa bình; biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi giục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xảy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”.  Bài học tiếp theo là lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.  Và bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới vẫn còn nguyên giá trị.  Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn. Do đó, việc tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc. Những bài học của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là bài học về sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho mỗi quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa thời sự cấp thiết hơn bao giờ hết.     
Tuyền sad girl =)
12 tháng 1 2022 lúc 19:33

Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.

Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
14 tháng 1 2022 lúc 21:53

Câu hỏi dài thế này tui biết trả lời ntn ((: ???

Trường Phan
14 tháng 1 2022 lúc 21:55

Bạn tham khảo nha

Bài học tiếp theo là lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. 

link dẫn ở đây nèk 

http://baolamdong.vn/chinhtri/201505/chien-tranh-the-gioi-lan-thu-hai-bai-hoc-ve-gin-giu-hoa-binh-hien-nay-2413096/

Lyyy
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
23 tháng 12 2020 lúc 15:42

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...

- Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.

-Như Hồ Chi Minh có nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình" em còn nhỏ vậy nên em có thể bảo vệ hòa bình bằng những điều nhỏ bé nhất. Xây dựng tình cảm hữu nghị thân thiết là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình. Em có thể xây dựng tình cảm hữu nghị giữa các bạn học sinh cùng trang lứa với các quốc gia khác qua các bài viết thư quốc tế, hay thậm chí qua MXH. Ngoài ra em có thể thể hiện Việt Nam là một quốc gia thân thiện, hiếu khách yêu hòa bình với bạn bè trên toàn thế giới. Làm giàu giá trị văn hóa cho Việt Nam, quảng bá Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:13

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...

- Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.

-Như Hồ Chi Minh có nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình" em còn nhỏ vậy nên em có thể bảo vệ hòa bình bằng những điều nhỏ bé nhất. Xây dựng tình cảm hữu nghị thân thiết là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình. Em có thể xây dựng tình cảm hữu nghị giữa các bạn học sinh cùng trang lứa với các quốc gia khác qua các bài viết thư quốc tế, hay thậm chí qua MXH. Ngoài ra em có thể thể hiện Việt Nam là một quốc gia thân thiện, hiếu khách yêu hòa bình với bạn bè trên toàn thế giới. Làm giàu giá trị văn hóa cho Việt Nam, quảng bá Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Lieu Trieu
Xem chi tiết