Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Tạ Thị Phương Thùy
5 tháng 1 2021 lúc 12:03

 

* Nội dung:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả: - Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

 - Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản. - Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân. - Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Hoàng Anh Beatrix
Xem chi tiết
Văn Phương Uyên
Xem chi tiết
TV Cuber
21 tháng 3 2022 lúc 21:37

tham khảo

 

Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. 

+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…

⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trinh-bay-noi-dung-co-ban-cua-cuoc-duy-c86a10409.html#ixzz7OBFOaFfT

Thái Hưng Mai Thanh
21 tháng 3 2022 lúc 21:38

Tham khảo:

-Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. 

+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…

⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

-Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

+ Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

Sơn Mai Thanh Hoàng
21 tháng 3 2022 lúc 21:38

REFER

Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. 

+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…

⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 10 2021 lúc 21:48

tham khảo

Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản bởi vì nó mang những đặc điểm như một cuộc cách mạng tư sản, nhưng không triệt để. ... Thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp trên (Thiên Hoàng) cùng với tầng lớp quý tộc tư sản hóa.

Nguyễn Văn Thố
Xem chi tiết
Chính Trịnh Văn
8 tháng 11 2016 lúc 16:02
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
Chính Trịnh Văn
8 tháng 11 2016 lúc 16:03

được chưa ông bạn

Bình Trần Thị
8 tháng 11 2016 lúc 19:18

1a. Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
1b. Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
1c. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 12:55

Tham khảo
Sơ đồ 1: Cuộc Duy tân Minh Trị
loading...
Sơ đồ 2: Cách mạng Tân Hợi
loading...

❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Linh Linh
1 tháng 4 2021 lúc 21:36

Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:

- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.

- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.

- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.

* Liên hệ với Việt Nam:

- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.

- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:

+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.

+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình

+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến

 ⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Chương Phan
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
8 tháng 12 2021 lúc 7:41

TK

- Lãnh đạo: Tôn Trung Sơn

- Mục đích: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc. Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất

- Phạm vi, qui mô: Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết "Tam dân" ( Dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc)

- Diễn biến:

+ 10/10/1911, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Vũ Xương thắng lợi;

+ 29/12/1911, chính phủ lâm thời thành lập, Tôn Trung Sơn lên làm Tổng thống;

- Kết quả:

+ 2/1912, Viên Thế Khải làm Tổng thống, cách mạng kết thúc.

- Tính chất:

+ Là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc;

+ Tạo điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa TQ phát triển;

+ Gây ra ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có VN.

- Hạn chế:

+ Không nêu lên vấn đề đánh đuổi đế quốc;

+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Hoàng Hồ Thu Thủy
8 tháng 12 2021 lúc 7:42

Tham khảo:

- Lãnh đạo: Tôn Trung Sơn

- Mục đích: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc. Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất

- Phạm vi, qui mô: Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết "Tam dân" ( Dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc)

- Diễn biến:

+ 10/10/1911, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Vũ Xương thắng lợi;

+ 29/12/1911, chính phủ lâm thời thành lập, Tôn Trung Sơn lên làm Tổng thống;

- Kết quả:

+ 2/1912, Viên Thế Khải làm Tổng thống, cách mạng kết thúc.

- Tính chất:

+ Là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc;

+ Tạo điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa TQ phát triển;

+ Gây ra ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có VN.

- Hạn chế:

+ Không nêu lên vấn đề đánh đuổi đế quốc;

+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

sky12
8 tháng 12 2021 lúc 7:43

Tham khảo:

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

=> Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

2. Diễn biến:

- Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

- Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.

 

Lược đồ Cách mạng Tân Hợi

3. Ý nghĩa:

- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.