6,4 gam H2S o dktc
can bao nhieu lit khong khi (dktc) de dot chay het 6,4 gam luu huynh
PTHH: \(S+O_2\xrightarrow[]{t^o}SO_2\)
Ta có: \(n_S=\dfrac{6,4}{32}=0,2\left(mol\right)=n_{O_2}\)
\(\Rightarrow V_{kk}=\dfrac{0,2\cdot22,4}{20\%}=22,4\left(l\right)\)
Hòa tan 4,8 gam Mg và 6,4 gam Cu, 5,6 gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thấy dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (dktc) ?
- Vì Cu không phản ứng vs ddH2SO4 (l) , Mg và Fe phản ứng vs dd H2SO4 (l) nên ta có các p.ứ:
(1) Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2
(2) Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
nMg(1) = 4,8/24= 0,2(mol)
=> nH2(1)= nMg(1)= 0,2(mol)
nFe(2)= 5,6/56= 0,1(mol)
=> nH2(2)= nFe(2)= 0,1(mol)
=> nH2(tổng)= 0,2 + 0,1= 0,3(mol)
=> V(H2, đktc)= 0,3. 22,4 = 6,72(l)
Bài 1:Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO vàFe2O3 bằng khí H2 thấy thu được 6,4 gam Cu
a)viết phương trình phản ứng xảy ra
b)tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
Bafi2:Cho 2,24 lít khí H2(dktc) tác dụng với 6,72 lít khí O2(dktc)thu được m g H2O.Tính m
Bài 1:
a, \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
\(Fe_2O_3+3H_2\underrightarrow{t^o}2Fe+3H_2O\)
b, \(n_{Cu}=\dfrac{6,4}{64}=0,1\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{CuO}=n_{Cu}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{CuO}=0,1.80=8\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{Fe_2O_3}=32-m_{CuO}=24\left(g\right)\)
Bài 2:
\(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\), \(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
PT: \(2H_2+O_2\underrightarrow{t^o}2H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{2}< \dfrac{0,3}{1}\), ta được O2 dư.
Theo PT: \(n_{H_2O}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{H_2O}=0,1.18=1,8\left(g\right)\)
bài 1
a)PTHH:CuO+H2➞Cu+H2O
PTHH:Fe2O3+3H2➞2Fe+3H2O
b)nCuO=\(\dfrac{32}{80}\)=0,4(m)
nCu=\(\dfrac{6,4}{64}\)=0,1(m)
PTHH : CuO + H2 ➞ Cu + H2O
tỉ lệ :1 1 1 1
số mol
ban đầu:0,4 0,1
ta có tỉ lệ:\(\dfrac{0,4}{1}\)>\(\dfrac{0,1}{1}\)=>CuO dư
PTHH : CuO + H2 ➞ Cu + H2
số mol:0,1 0,1 0,1 0,1
m\(_{CuO}\)=0,1.80=8(g)
bài 2
n\(_{H_2}\)=\(\dfrac{2,24}{22,4}\)=0,1(m)
n\(_{O_2}\)=\(\dfrac{6,72}{22,4}\)=0,3(m)
PTHH : 2H2 + O2 ➞ 2H2O
tỉ lệ : 2 1 2
số mol
ban đầu:0,1 0,3
ta có tỉ lệ:\(\dfrac{0,1}{2}\)<\(\dfrac{0,3}{1}\)=>O2 dư
PTHH : 2H2 + O2 ➞ 2H2O
tỉ lệ :2 1 2
số mol:0,1 0,05 0,1
m\(_{H_2O}\)=0,1.18=1,8(g)
B1: a,gọi nCuO là x ( mol) ; nFe2O3 là y ( mol)
- ta có : 80x + 160y = 32 (g) ( 1 ) | |||||||||||||||||||
nCu=6,4/64=0,1 (mol) | |||||||||||||||||||
pth2:CuO + H2 => Cu + H2O
|
1,Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch phản ứng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là?
2,Sục 4,48 lít khí H2S (đktc) vào 300ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối thu được?
3,Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là?
1.
n BaSO4 = 2,33 : 233 = 0,01 mol
=> n SO2 = 0,01 mol
=> V SO2 = 0,224 mol
2
nSO2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol)
nNaOH = 0,3.1= 0,3 (mol)
Đặt T = nNaOH / nSO2 = 0,3 / 0,2 = 1,5
Vì 1 < T < 1,5 nên sẽ tạo ra 2 phương trình :
Gọi x là số mol của SO2 (I)
y là số mol của SO2 (II)
SO2 + 2NaOH --> Na2SO3 + H2O
x 2x x
SO2 + NaOH --> NaHSO3
y y y
Ta có : x + y = 0,2 (1)
Mặt khác : 2x + y = 0,3 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt :
x + y = 0,2 <=> x = 0,1
2x + y = 0,3 y = 0,1
mNa2SO3 = 0,1.126 = 12,6 (g)
mNaHSO3 = 0,1.104 = 10,4 (g)
=> mmuối = 12,6 + 10,4 = 23 (g)
3
n SO2 = 0,1 mol
Giả sử phản ứng tạo 1 muối NaHSO3
BTNT S: nNaHSO3 = nSO2 = 0,1
=> m muối = 10,4 gam < 11,5 gam
Giả sử phản ứng tạo 1 muối Na2SO3
BTNT S: nNa2SO3 = nSO2 = 0,1 => m muối = 12,6 gam > 11,5 gam
Chứng tỏ phản ứng tạo hỗn hợp 2 muối NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol)
Ta có hpt:
{a+b=0,1104
a+126b=11,5=>{a=0,05,b=0,05
BTNT Na => n NaOH = 2n Na2SO3 + n NaHSO3 = 0,15 mol
VNaOH = 0,15 :1 = 0,15 lít = 150ml
cho 6,4 g đất đèn chứa 80 phần trom CaC2 vào nước dư. thể tích khí thu được ở dktc là bao nhiêu
mCaC2=m đất đèn .80% =6,4 . 80%=5,12 (g)
nCaC2=\(\frac{5,12}{40+12.2}\)=0,08 (mol)
PTHH:CaC2+2H2O \(\underrightarrow{600^oC}\)Ca(OH)2 +C2H2
(mol) 0,08 0,08
VC2H2= 0,08.22,4 = 1,792 (l)
Hòa tan 1,28g hỗn hợp Fe và một oxit sắt bằng dung dịch HCL l thoát ra 0,224 lít khí H2 ( dktc). Mặt khác, nếu lấy 6,4 gam hỗn hợp đó đem khử bằng H2 còn lại 5,6 gam chất rắn.Xđ công thức của sắt oxit
Fe + 2HCl---> FeCl2 + H2 (1)
FexOy + 2yHCl---> xFeCl(2y/x) + yH2O (2)
FexOy + yH2---> xFe + yH2O (3)
nH2(1)= 0,224/22,4 = 0,01 (mol)
mFe(1): 0,01.56 = 0,56 (g)
mFe (6,4 g hh) là=0,56/1,28.6,4 = 2,8(g)
=>mFexOy(3)= 6,4 – 2,8 = 3,6 (g)
Theo PT (3):
FexOy + yH2 --->xFe + yH2O
56x+16y _______ x.56
3,6 ___________ 2,8
Ta có : (56x+16y)/3.6=56x/28 => x/y =1
Vậy công thức của oxit sắt là: FeO
Tick uh minh nhe
cho 3.36l khí H2S (dktc)vào 400ml dung dịch KOH 1M. tính nồng độ mol các chất sau?
chỉ giúp e pp giải
Phương pháp giải bài này:
Đặt \(T=\dfrac{n_{NaOH}}{n_{H2S}}\)
Ta có: \(T\ge2\Rightarrow\)Chỉ tạo muối trung hòa Na2S
\(2>T>1\Rightarrow\)Tạo 2 muối Na2S và NaHS
\(T\le1\Rightarrow\)Chỉ tạo muối axit NaHS
Sau khi xét T để biết các sản phẩm tạo thành thì e sẽ viết PHTT dựa vào sản phẩm. Lập hệ và giải hệ pt
Hãy tính thể tích (ở đktc) của:
a. 6,4 g O2
b. 7,1 g Cl2
c. 6,8 g H2S
\(a.V_{O_2}=\dfrac{6,4}{32}.22,4=4,48\left(lít\right)\)
\(b.V_{Cl_2}=\dfrac{7,1}{71}.22,4=2,24\left(lít\right)\)
\(c.V_{H_2S}=\dfrac{6,8}{34}.22,4=4,48\left(lít\right)\)
Cho m gam hh gồm 3 kim loại Na, Al, Fe
TN1: Đem m gam hh hòa tan hoàn toàn vào dd HCl dư thu được 15,68l khí H2 (dktc)
TN2: Đem m gam hh hòa tan vào dd NaOH dư thu được 11,2l khí (dktc)
TN3: Hòa tan m gam hh trên vào H2O thu được 3,36l khí (dktc).
Tính m?
Gọi x ,y , z lần lượt là số mol của Na , Al , Fe
*TH 1 :
Theo đề bài ta có : nH2 = \(\dfrac{15,68}{22,4}=0,7\left(mol\right)\)
Ta có PTHH :
(1) \(2Na+2HCl->2NaCl+H2\uparrow\)
x mol....x mol............1/2x mol
(2) \(2Al+6HCl->2AlCl3+3H2\uparrow\)
y mol....3ymol.......ymol..........3/2ymol
(3) \(Fe+2HCl->FeCl2+H2\uparrow\)
z mol....2zmol......zmol..........zmol
Ta có PT : \(\dfrac{1}{2}x+\dfrac{3}{2}y+z=0,7\left(mol\right)\)
*TH 2 : Chỉ có Al mới tan được trong dd NaOH và tạo ra khí H2 ( vì nó có tính lưỡng tính ) còn Fe và Na thì không tan .
Theo đề bài ta có : nH2 = \(\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
PTHH :
\(2Al+2NaOH+2H2O->2N\text{aA}lO2+3H2\uparrow\)
1/3mol...............................................................0,5mol
Ta có : nAl = y = 1/3 mol (*) => nH2(2) = y = 1/3 mol
=> nH2(1) + nH2(3) = 0,7 - nH2(2) <=> 1/2x + z = 0,7 - \(\dfrac{3}{2}.\dfrac{1}{3}=0,2\left(mol\right)\)
*TH3 :
Vì Fe và Al không tan trong nước nên chỉ có Na tan
Theo đề ta có : nH2 = \(\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
Ta có PTHH :
\(2Na+2H2O->2NaOH+H2\uparrow\)
0,3mol..........................................0,15mol
=> nNa = x = 0,3 (mol) (**)
=> nH2(1) = 0,15 (mol)
=> nH2(3) = 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) = z (***)
Từ (*) (**) và (***) ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nNa=x=0,3\left(mol\right)=>nNa\left(b\text{đ}\right)=0,9\left(mol\right)\\nAl=y=\dfrac{1}{3}mol=>nAl\left(b\text{đ}\right)=1\left(mol\right)\\nFe=z=0,05\left(mol\right)=>nFe\left(b\text{đ}\right)=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> m(hh) = 0,9.23 + 1.27 + 0,15.56 = 56,1(g)
Vậy...
p/s : bài làm của t hơi dài dòng và ko đc hay lắm. :V