Nêu nguyên nhân phát sinh các thể dị bội và mô tả cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n + 1) NST.
Câu 12. Khái niệm đột biến gen, đột biến NST. Nêu các dạng đột biến gen. Các dạng đột biến NST. Nguyên nhân, hậu quả phát sinh đột biến.
- Giải thích cơ chế hình thành thể dị bội 2n + 1; 2n - 1.
tk
Đột biến gen là những thay đổi vĩnh viễn trong trình tự ADN tạo nên gen mới, sao cho đoạn trình tự này khác so với đoạn trình tự mà phần đông mọi người có. Các đột biến thay đổi về kích thước có thể tác động lên bất kì vị trí nào trong ADN, từ một cặp base cho đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể gồm nhiều gen.
Về mặt khái niệm, đột biến gen là dạng đột biến xảy ra ở một hoặc nhiều cặp Nuclêôtit dẫn đến những thay đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu trúc của gen, từ đó tạo ra alen mới so với dạng alen ban đầu. Người ta cũng có thể gọi các alen mới được tạo ra là thể đột biến. Vậy dị nhân là gì?
Thể đột biến được hiểu là sinh vật mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Ví dụ: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ, nhưng sau khi bị đột biến gen A quy định mắt đỏ sẽ hình thành gen A mắt trắng.
Vậy đột biến gen có di truyền không? Giống như đột biến nói chung, đột biến gen xảy ra đột ngột, không báo trước và có thể di truyền qua nhiều thế hệ.
Các dạng đột biến genCó ba dạng đột biến gen chính:
Mất một hoặc nhiều cặp nucleotide: Trình tự DNA hoặc RNA sẽ mất một hoặc nhiều nucleotide trong trình tự.Thêm một hoặc nhiều cặp nucleotit: sự thay đổi làm tăng một hoặc nhiều nucleotit trong trình tự.Thay thế một hoặc nhiều nucleotit: là sự thay thế một cặp nucleotit này thành một cặp nucleotit khác trên chuỗi ADN.Đột biến gen là những thay đổi vĩnh viễn trong trình tự ADN tạo nên gen mới, sao cho đoạn trình tự này khác so với đoạn trình tự mà phần đông mọi người có. Các đột biến thay đổi về kích thước có thể tác động lên bất kì vị trí nào trong ADN, từ một cặp base cho đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể gồm nhiều gen.
Nêu cơ chế phát sinh thể dị bội của 1 loài có bộ NST 2n=46 . Nếu loài này xuất hiện đột biến thể dị bội thì khải năng tối đa tạo ra bao nhiêu thể đột biến?
Cơ chế :
- Trong giảm phân, 1 cặp NST trong tế bào của bố hoặc mẹ không phân li, tạo 2 loại giao tử , một loại chứa cả 2 chiếc của cặp (n+1), một loại không chứa NST nào của cặp (n-1).
- Trong thụ tinh
+ Giao tử n + 1 kết hợp giao tử bình thường (n) tạo thể ba nhiễm 2n + 1
+ Giao tử n - 1 kết hợp giao tử bình thường (n) tạo thể một nhiễm 2n - 1
+ Giao tử n + 1 kết hợp giao tử n + 1 tạo thể bốn nhiễm 2n + 2
+ Giao tử n - 1 kết hợp giao tử n - 1 tạo thể khuyết nhiễm 2n - 2
v.v.. (thể ba kép, thể một kép,..)
Nếu loài này xuất hiện đột biến thể dị bội thì khải năng tối đa tạo ra : n x (số dạng)
- Thể khuyết (2n – 2) :46
- Thể khuyết kép ( 2n – 2 - 2 ):44
- Thể 1 (2n – 1 ):47
- Thể 1 kép (2n – 1 – 1) :46
- Thể 3( 2n + 1 ):49
- Thể 3 kép (2n + 1+ 1 ):50
Thể dị bội là gì? Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n+1) và (2n-1).
Tk:
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng (1 điểm)
- Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n – 1) và (2n+1): Trong quá trình phát sinh giao tử, một bên bố (hoặc mẹ) giảm phân bình thường, tế bào sinh giao tử (2n) sau giảm phân cho ra giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Bên còn lại giảm phân không bình thường, có một cặp NST không phân li đều về hai cực mà di chuyển về cùng một cực của thoi phân bào. Kết quả là sau giảm phân tạo ra giao tử không mang NST nào của cặp đó (n – 1) và giao tử mang cả 2 NST của cặp (n + 1) (1 điểm)
- Khi giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n) trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử (2n + 1) – phát triển thành thể ba nhiễm (1 điểm)
- Khi giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n) trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử (2n-1) – phát triển thành thể một nhiễm (1 điểm
TK
thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ... một cập NST nào đó có thêm 1 NST thứ ba.
Tha khảo
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ... Ngược lại, cũng có trường hợp chỉ có 23 NST (2n-1) do một cặp NST nào đó chỉ còn 1 NST, cũng có có trường hợp mất một cặp NST tương đồng (2n-2).
Trong quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục đực hoặc cái, một cặp nhiễm sắc thể không phân ly sinh ra giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể ( n + 1) và giao tử thiếu hẳn nhiễm sắc thể đó (n - 1) . Khi thụ tinh, giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử hợp tử 2n + 1 (thể ba nhiễm) , giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử 2n - 1 (thể một nhiễm).
Ở gà có bộ NST 2n= 78 NST. Xác định cơ chế phát sinh thể dị bội 2n+1 và 2n-1 loài trên. Mog mn giúp em
Cơ chế phát sinh thể dị bội 2n+1 và 2n-1 là do trong quá trình giảm phân và thụ tinh không bình thường
- Ở gà trống hoặc gà mái có 1 cặp NST tương đồng không phân li trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại giao tử, 1 loại mang 2 chiếc NST của cặp đó(n+1), 1 loại không mang NST nào của cặp đó(n-1)
- Trong thụ tinh
+ giao tử mang 2 chiếc NST của cặp đó (n+1) kết hợp với giao tử bình thường(n) tạo ra hợp tử (2n+1)
+giao tử không mang NST của cặp đó (n-1) kết hợp với giao tử bình thường(n) tạo ra hợp tử (2n-1)
- Sơ đồ
Tham khảo
Nhờ nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của gà qua các thế hệ cơ thể.
Những loài sinh sản hữu tính là những loài sinh vật bậc cao, mà kiểu gen của những loài này thường có rất nhiều gen thường tồn tại ở thể dị hợp. Do đó, sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về KG và KH ở đời con cháu và trong đó sẽ xuất hiện nhiều KH khác bố, mẹ, dẫn đến biến dị tổ hợp.
Bộ Nhiễm Sắc thể ruồi giấm 2n=8
a, viết cơ chế phát sinh thể dị bội của ruồi giấm (2n+1) (2n-1) (2n-2)
b, tìm số lượng NST trong bộ NST (2n+1) (2n-1) (2n-2)
a.
Cơ chế phát sinh thể dị bội:
n x (n + 1) -> 2n + 1
n x (n - 1) -> 2n - 1
n x (n - 2) -> 2n - 2
b.
Số lượng NST trong bộ NST
2n + 1 = 9
2n - 1 = 7
2n - 2 = 6
Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1)
Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n =30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:
Loài |
I |
II |
III |
IV |
V |
Cơ chế hình thành |
Thể song dị bội từ loài A và loài B |
Thể song dị bội từ loài A và loài C |
Thể song dị bội từ loài B và loài C |
Thể song dị bội từ loài A và loài I |
Thể song dị bội từ loài B và loài III |
Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là
A. 46; 50; 56; 66; 82.
B. 23; 25; 28; 33; 41
C. 92; 100; 112; 132; 164.
D. 46; 56; 50; 82; 66
Chọn đáp án A.
Vì thể song nhị bội có bộ NST = tổng bộ NST của 2 loài.
Do đó:
Loài I có bộ NST = 20 + 26 = 46.
Loài II có bộ NST = 20 + 30 = 50.
Loài III có bộ NST =26 + 30 = 56.
Loài IV có bộ NST = 20 + 46 = 66.
Loài V có bộ NST = 26 + 56 = 82.
Các phát biểu sau đây về thể đa bội:
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
II. Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.
III. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
IV. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Các phát biểu sau đây về thể đa bội:
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
II. Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.
III. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
IV. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4