hòa tan hoàn toàn 7,56g 1 kim loại R ( có hóa trị n) vào dung dịch axit HCl thu được 9,408 lít H2(đktc).tìm kim loại R
bài 1:cho 7,2g kim loại hóa trị II phản ứng hoàn toàn 100ml dung dịch HCL 6M. Xác định tên kim loại đã dùng
baì 2: hòa tan hoàn toàn 7,56g kim loại R có hóa trị III vào dung dịch axit HCL thu được 9,408 lít H2 (đktc). Tìm kim loại R
Giúp mik vs ạ ! Cảm ơn
Bài 1:
Gọi KL cần tìm là A.
PT: \(A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\)
Ta có: \(n_{HCl}=0,1.6=0,6\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_A=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_A=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(g/mol\right)\)
Vậy: KL cần tìm là Mg.
Bài 2:
PT: \(2R+6HCl\rightarrow2RCl_3+3H_2\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{9,408}{22,4}=0,42\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_R=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,28\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_R=\dfrac{7,56}{0,28}=27\left(g/mol\right)\)
Vậy: R là Al.
Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam oxit kim loại M hóa trị III vào dung dịch axit HCL thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Hãy xác định kim loại M?
M2O3 + 6 HCl -> 2 MCl3 + 3 H2O
nH2= 0,075(mol)
=>M(M2O3)=1,35/0,075=
Nói chung bài này số nó cứ lì kì á
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam một kim loại X hóa trị II vào dung dịch axit clohiđric HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại X:
A. Mg
B. Fe
C. Zn
D. Cu
Số mol của khí hidro ở dktc
nH2 =\(\dfrac{V_{H2}}{22,4}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
Pt : X + 2HCl → XCl2 + H2\(|\)
1 2 1 1
0,1 0,1
Số mol của kim loại X
nX = \(\dfrac{0,1.1}{1}=0,1\left(mol\right)\)
⇒ MX = \(\dfrac{m_X}{n_X}=\dfrac{5,6}{0,1}=56\) (dvc)
Vậy kim loại x là Fe
⇒ Chọn câu : B Chúc bạn học tốt
\(R+2HCl \rightarrow RCl_2+H_2\\ n_{H_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1mol\\ M_R=\frac{5,6}{0,1}=56 g/mol\\ \Rightarrow R: Fe\)
Hòa tan hoàn toàn 7,56g một kim loại M chưa rõ hóa trị vào dung dịch HCl thì thu được 9,408 l H2 thu được ở đktc. Xác định kim loại M
Gọi hóa trị của M là a
PTHH: 2M + 2aHCl ===> 2MCla + aH2
Ta có: nH2 = \(\dfrac{9,408}{22,4}=0,42\left(mol\right)\)
Theo PT, nM = \(\dfrac{0,84}{a}\left(mol\right)\)
=> MM = \(7,56\div\dfrac{0,84}{a}=9\text{a}\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Vì M là kim loại nên a nhận các giá trị 1, 2, 3
Xét chỉ thấy a = 3 là thỏa mãn
=> MM = 27 (g/mol)
=> M là Nhôm (Al)
Gọi n là hóa trị của M
\(PTHH: 2M + 2nHCl ---> 2MCln + nH2\)
\(n_M = \dfrac{7,56}{M} (mol) \)
\(n_H2 = \dfrac{9,408}{22,4} = 0,42 (mol)\)
Theo PTHH : nM. n = nH2. 2
<=> \(\dfrac{7,56}{M} . n = 0,42 .2\)
\(<=> 0,84M = 7,56n\)
\(<=> M= 9n\)
Vì n là hóa trị của M nên giá trị của n nằm trong khoảng I -> IV
n | 1 | 2 | 3 | 4 |
M | 9 | 18 | 27 | 36 |
.........................(nhận)...........
Vậy n = 3, kim loại M là Nhôm (Al)
Câu 10 : Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam kim loại R (hóa trị II) bằng dung dịch axit sunfuric loãng lấy dư. Sau phản ứng thu được 7,168 lít H2(đktc). Cho biết tên, KHHH của kim loại M.
\(R+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2\\ n_{H_2}=\dfrac{7,168}{22,4}=0,32\left(mol\right)\\ n_R=n_{H_2}=0,32\left(mol\right)\\ M_R=\dfrac{7,68}{0,32}=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \Rightarrow R\left(II\right):Magie\left(Mg=24\right)\)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít O2 (đktc). Kim loại R là
A. Al
B. Zn
C. Ca
C. Ca
Gọi hóa trị của R là n và số mol Sn và R lần lượt là a và b mol
+/ Khi phản ứng với HCl :
Sn + HCl → SnCl2 + H2
R + nHCl → RCln + 0,5nH2
+/ Khi đốt trong oxi :
Sn + O2 → SnO2
2R + 0,5nO2 → R2On
=> Ta có : nH2 = a + 0,5nb = 0,225 mol
Và nO2 = a + 0,25nb = 0,165 mol
=> a = 0,105 mol ; nb = 0,24 mol
Có mmuối = 0,105.190 + 0,24/n . (R + 35,5n) = 36,27
=>R = 32,5n
=>Cặp n =2 ; R =65 (Zn) thỏa mãn
=>B
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam kim loại R tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,272 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại R?
. Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M (chưa rõ hóa trị) vào dung dịch axit HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc).
a. Xác định kim loại M trong số các kim loại cho sau: Na=23; Cu=64; Zn=65.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại này.
a) \(2M+2nHCl\rightarrow2MCl_n+nH_2\)
\(n_M=\dfrac{2}{n}n_{H_2}=\dfrac{0,5}{n}\left(mol\right)\)
Ta có : \(M_M=\dfrac{16,25}{\dfrac{0,5}{n}}=32,5n\)
Chạy nghiệm n
n=1 => M=32,5 (loại)
n=2 => M=65 ( chọn)
n=3 => M=97,5 (loại)
Vậy M là Zn
b) Ta có : \(n_{HCl}=2n_{H_2}=0,5\left(mol\right)\)
=> \(V_{HCl}=\dfrac{0,5}{0,2}=2,5\left(lít\right)\)