Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913)
a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào từ 1884 đến 1913.
b. Tại sao phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm?
c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lich sử của phong trào nông dân Yên Thế.
a.
Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.
Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892
Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).
Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.
Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.
Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897
Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.
Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.
Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.
Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908
Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)
Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913
Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913:
- Từ 1884-1892, ở Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng rẽ, nhiều thủ lĩnh khác nhau, có uy tín nhất là Đề Nắm, đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp ở Cao Thượng, Hố Chuối,... Tháng 4-1892 Đề Nắm bị sát hại.
- Từ 1893-1897, do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo, đây là thời kì hòa hoãn giữa nghĩa quân và thực dân Pháp: Giảng hòa lần thứ nhất nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa quân là chủ 4 tổng ở Bắc Giang... Nhưng sau đó Pháp bội ước lại tổ chức tấn công. Đề Thám giảng hòa lần thứ hai (12-1897).
- Từ 1898-1908, trong suốt 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về...
- Tư 1909-1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, tháng 2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm, vì:
- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân.
- Sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo đứng đầu là Hoàng Hoa Thám:
+ Địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân lại không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.
+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ thêm quân... chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới.
+ Các đánh giặc độc đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.
- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa của nghĩa quân và thực dân Pháp.
c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.
* Nguyên nhân thất bại:
- Tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào Cần vương thất bại Pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Địch kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị, với thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.
- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến. Phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp.
- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối đánh du kích/
* Ý nghĩa lịch sử:
- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.
- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.
chán admin ghê!admin làm trang sao ko copy dc vậy:(((,nếu ko copy đc thì mk nghĩ nhiều người sẽ ko vào lại trang của bạn đâu.Nếu admin đọc đc thì mong admin sửa lại trang nha
1.Nhận xét nào về phong trào Yên Thế là không đúng?
Khởi nghĩa đi theo khuynh hướng phong kiến.
Tồn tại lâu nhất trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX đầu XX
Lãnh đạo là nông dân
Lực lượng chủ yếu là nông dân
vì sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ?
- Khởi nghĩa đã tập hợp được lực lượng đông đảo nông dân trên một địa bàn rộng lớn.
- Khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hoà mình với quần chúng. Nghĩa quân đã gắn bó mật thiết với nhân dân.
Cuộc khởi nghĩ Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương vì :
- Nghĩa quân gắn bó với nhân dân
- Lãnh đạo giỏi và tài ba , xuất thân là nông dân nên ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến bấy giờ
- Thành phần tham gia khá đông, chủ yếu là nhân dân
- Quy mô khá rộng.
- Sức chiến đấu bền bỉ, bất khuất
- Địa hình đồi núi , có lợi cho nghĩa quân ta
Tại sao gọi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân ?
A. Lực lượng đều là nông dân.
B. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nông thôn
C.Lãnh đạo và lực lương đều là nông dân
D.Vì cuộc khởi nghĩa chỉ chống nhà Nguyễn.
Câu 1: Trào lưu cải cách Duy Tân là một phong trào cải cách xã hội, chính trị và văn hóa được khởi xướng bởi các nhà cầm quyền Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX. Phong trào này có tên gọi theo niên hiệu của vua Thành Thái (Duy Tân) và được khởi xướng bởi các nhà cầm quyền như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trần Cao Vân, vv. Mục đích của phong trào là cải cách các lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế và xã hội để đưa Việt Nam thoát khỏi sự áp bức của thực dân Pháp.
Câu 2: Những đề nghị cải cách không được thực hiện do sự chống đối của thực dân Pháp. Pháp không muốn cho Việt Nam phát triển và muốn giữ Việt Nam làm thuộc địa của mình. Ý nghĩa của đề nghị, cải cách là giúp Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống của người dân và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, tự do và phát triển.
Câu 3:
Thời gian: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra vào cuối thế kỉ XIX, trong khi phong trào cần Vương diễn ra vào đầu thế kỉ XX.Mục tiêu: Phong trào nông dân Yên Thế tập trung vào việc chống lại chế độ thuộc địa của Pháp và bảo vệ quyền lợi của người dân nông thôn, trong khi phong trào cần Vương tập trung vào việc đòi đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam và lập nên một chính quyền độc lập.Địa bàn hoạt động: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra chủ yếu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, trong khi phong trào cần Vương diễn ra trên toàn quốc.Ý nghĩa: Cả hai phong trào đều có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh cho độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, phong trào cần Vương được coi là một phong trào quan trọng hơn vì đã đưa ra những giải pháp cụ thể và được tổ chức rộng rãi trên toàn quốCâu 4 :
Chính sách khai thác thuộc địa bàn thứ nhất của Pháp tại Việt Nam được triển khai từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Chính sách này có mục đích khai thác tài nguyên và lợi ích kinh tế từ Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế Pháp.
Các biện pháp chính sách khai thác thuộc địa của Pháp bao gồm:
Khai thác tài nguyên: Pháp khai thác các tài nguyên quý như cao su, gỗ, thiếc và than đá ở Việt Nam. Những tài nguyên này được khai thác và xuất khẩu về Pháp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nước này.
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp: Pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nước này. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp được thúc đẩy chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của Pháp, không phải để nâng cao đời sống của người dân Việt Nam.
Xây dựng hạ tầng: Pháp xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ, cảng biển, để thuận tiện cho việc khai thác tài nguyên và vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam về Pháp.
Tuy nhiên, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho Việt Nam. Việt Nam bị cướp đi tài nguyên quý và bị bóc lột tài nguyên một cách không công bằng. Người dân Việt Nam không được hưởng lợi từ việc khai thác tài nguyên và sản xuất nông nghiệp, mà chỉ làm công nhân trong các cơ sở khai thác và sản xuất này. Chính sách này đã gây ra sự bất bình và phản đối của người dân Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp.
Câu 5 :
Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp lần thứ nhất tại Việt Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) không chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên và lợi ích kinh tế mà còn nhằm mục đích thực hiện các chính sách văn hoá, giáo dục để kiểm soát và thống nhất quốc gia Việt Nam.
Các biện pháp chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về văn hoá, giáo dục bao gồm:
Đưa tiếng Pháp vào giáo dục: Pháp đưa tiếng Pháp vào giáo dục tại Việt Nam để kiểm soát và thống nhất quốc gia. Việc này đã khiến cho nhiều người Việt không được học tiếng mẹ đẻ và gây ra sự phân biệt chủng tộc.
Thay đổi hệ thống giáo dục: Pháp thay đổi hệ thống giáo dục của Việt Nam theo kiểu phương Tây, đưa vào các môn học mới như toán học, khoa học tự nhiên, văn học, lịch sử, địa lý, vv. Những môn học này không phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam, dẫn đến sự phản đối của nhiều người dân.
Thay đổi nghệ thuật và văn hóa: Pháp thay đổi nghệ thuật và văn hóa của Việt Nam theo kiểu phương Tây, đưa vào các bộ môn mới như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vv. Những thay đổi này đã làm mất đi sự đa dạng và đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tổng quan, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về văn hoá, giáo dục đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Việc áp đặt tiếng Pháp và các môn học mới đã khiến cho nhiều người Việt không được học tiếng mẹ đẻ và mất đi sự đa dạng và đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Chính sách này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp.
Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương, Giúp mình vs nha!!!! |
- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương”
- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.
- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
- Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào?
Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913
tại sao khởi nghĩa yên thế tồn tại gần 30 năm
*Tham khảo:
Vì :
- Cuộc khởi nghĩ Yên Thế ko chịu sự chi phối của "Cần Vương " .
- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ , bảo vệ quyền lợi thiết thân , giữ nước giữ làng .
- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt buộc kẻ thù 2 lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta .
- Đặc biệt trong thời kỳ đình chiến lần thứ 2 , nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh .
(Tham khảo + Tìm hiểu):
Theo Thiếu tướng, PGS- TS Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế duy trì được thời gian dài như vậy (khoảng 30 năm, từ 1884 - 1913 - PV) do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến cách xây dựng căn cứ lợi hại cùng cách đánh du kích linh hoạt, độc đáo của Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế".
Xây dựng làng chiến đấu liên hoàn
Theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, lúc đầu, nghĩa quân Yên Thế đã xây dựng cơ sở trú đóng trên những đồi cao. Thế nhưng, cách bố trí như vậy lại là điểm yếu, vô tình tạo đích ngắm, thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt của pháo binh địch, hậu quả là nghĩa quân bị tổn thất nhiều.
Chính vì thế, nghĩa quân Đề Thám đã nhanh chóng chuyển xuống các làng với địa hình phù hợp hơn. Từ đây, các làng chiến đấu của nghĩa quân xuất hiện khắp vùng Yên Thế xưa (gồm huyện Tân Yên và Yên Thế ngày nay).
Cũng theo phân tích của Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, làng chiến đấu của nghĩa quân Đề Thám có đặc điểm: Phần lớn các xóm làng được bao bọc bằng lũy tre dày có hai hoặc ba lớp gồm rào tre và tường đất tạo nên chướng ngại vật rất chắc chắn. Giữa hai hàng rào tre là những ao hoặc hào sâu chạy liên tiếp. Trong làng có những đoạn đường nhỏ hẹp quanh co.
Mặt khác, làng cũng được chia ra vô số khu vực riêng biệt, tạo thành những ổ đề kháng trong trường hợp cần thiết. Để đi vào làng, chỉ có hai hoặc ba cổng, phía trước có lũy đất khúc khuỷu dài chừng vài mét với nhiều ổ bắn tập trung hỏa lực trên đó. Phía sau làng có một hoặc hai lối bỏ ngỏ với cây cối rậm rạp để nghĩa quân và dân làng theo đó rút lui vào rừng. Đặc biệt, những ngôi nhà trong làng được bố trí tạo thuận lợi liên thông với nhau; các làng cũng có thể hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau khi địch tấn công...
Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng đúc kết: "Làng chiến đấu trong khởi nghĩa Yên Thế đã để lại một mô hình cả cấu trúc cụ thể lẫn tinh thần yêu quê hương đất nước, dũng cảm và sáng tạo trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là kinh nghiệm để hình thành những làng chiến đấu của ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này".
Tấn công bất ngờ, đánh nhanh - thắng nhanh
Trong suốt 30 năm chống chọi với thực dân Pháp có đội quân hùng hậu, Hoàng Hoa Thám đã chọn lối đánh- chiến thuật du kích là hoàn toàn xác đáng. Đó là cách đánh lấy ít đánh nhiều, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến để tổ chức nhiều trận đánh nhỏ, bất ngờ.
Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng nhận định: Đề Thám đã biết khơi dậy ý chí kiên cường của người dân và nghĩa quân để đánh giặc. Không những thế, ông còn huấn luyện nghĩa quân thành những binh sĩ dũng cảm và tinh nhuệ. Do nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn về sinh lực, tài lực, vũ khí và lương thực... nên Hoàng Hoa Thám đã chọn lối phòng giữ căn cứ kết hợp xuất kích đánh địch.
Theo lý luận quân sự hiện đại, bên tiến công từ ngoài phải có quân số lớn gấp ba lần quân số bên trong đồn thì mới có khả năng giành chiến thắng. Vì thế, Hoàng Hoa Thám chọn lối đánh trên là hoàn toàn sáng suốt.
Sự khôn khéo trong nghệ thuật quân sự của Đề Thám, theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, thứ nhất là, vừa đánh vừa đàm. Từ năm 1897 đến 1909, đã có hai lần đình chiến giữa nghĩa quân với Pháp. Nhờ đó, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám có thời gian củng cố lực lượng.
Thứ hai, chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán trong rừng và xóm làng nhằm bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ, kết hợp chiến đấu.
Thứ ba, di chuyển hoạt động của nghĩa quân trong địa bàn rộng, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên nhằm tránh những đợt tấn công tổng lực của địch; đồng thời tích cực phối hợp với nhiều lực lượng ở các nơi khác nhau cùng các nhà yêu nước ở Bắc kỳ và Trung kỳ để tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân.
Thứ tư, vừa sản xuất tự túc lương thực, vừa mua sắm vũ khí và luyện quân. Tiêu biểu nhất ở đồn Phồn Xương, Hoàng Hoa Thám đã xây dựng nơi đây thành một xã hội gắn kết chặt chẽ giữa nghĩa quân với dân làng, tạo ra thế trận vững chắc trên một địa bàn rộng lớn.
Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế trong nhiều năm đã vươn lên thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây ra những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai, trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là
A. Giúp vua cứu nước.
B. Muốn giành lại quyền làm chủ đất nước.
C. Dưới sự lãnh đạo của văn thân sỹ phu yêu nước.
D. Thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
Phương pháp: Phân tích, so sánh.
Cách giải:
Đáp án A, B, C: là đặc điểm của phong trào Cần Vương (1885 — 1896) cũng đồng thời là điểm khác của phong trào này so với phong trào nông dân Yên Thế.
Đáp án D: là điểm chung của hai phong trào, cả hai đều có ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta.
Chọn: D