Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phùng văn trường
Xem chi tiết
Thảo Nguyên Dương
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 11 2021 lúc 9:01

Em tham khảo:

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.

Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đầy gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."

Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.

Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.

 

Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."

Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn. Họ có chung bát đũa, chung mâm cơm, chung bếp lửa, chung ánh sao trời, chung gió bụi, mưa tuôn, chung một con đường hành quân, một chiến hào, một nhiệm vụ. Những tình cảm ấy chỉ có những người lính cách mạng mới được thưởng thức và nếm trải. Nó thật bình thường nhưng cũng thật cao đẹp thiêng liêng. Câu thơ đẹp về tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí đã trở thành sức mạnh vô giá, giúp người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân thù.

Sau một bữa cơm sum họp thân mật, một vài câu chuyện thân tình, những người lính trẻ lại tiếp tục lên đường: "Lại đi , lại đi trời xanh thêm". Hình ảnh "Trời xanh" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Nó không chỉ biểu tượng cho sự sống mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình, chứa chan hi vọng chiến công lớn đang chờ. Người chiến sĩ lái xe chính là tự do của nhân loại. Họ chiến đấu để giành lại trời xanh. Chính vì thế dù gian khó hiểm nguy đến đâu, họ cũng vẫn quyết tâm lái xe bon bon về phía trước. Đây không phải là một mệnh lệnh khô khan, là nhiệm vụ đơn thuần mà là tinh thần, là ý chí, là tình cảm của người lính luôn hướng trái tim về miền Nam ruột thịt.

Với một chất liệu hiện thực độc đáo, giọng thơ ngang tàng, khẩu khí trẻ trung, nhịp điệu biến hóa linh hoạt: khi thì như lời hội thoại, khi thì như khúc văn xuôi phù hợp với nhịp hành quân của đoàn xe trên đường ra tuyến lửa. Qua đây, có thể khẳng định rằng, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 10 2018 lúc 16:30

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến

Cơn Gió Lạnh
Xem chi tiết
Tieen Ddat dax quay trow...
Xem chi tiết
minh anh nguyễn
Xem chi tiết
Hoaa
23 tháng 6 2021 lúc 8:33

để mk tìm lại quyển phân tích lúc trước cô cho phân tichh <

Trinh Vũ
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
6 tháng 3 2022 lúc 21:28

TK

Bài thơ có thể chia làm hai đoạn. Đoạn một gần như tả cảnh (nói gần như vì đó là một bức tranh gián tiếp) còn đoạn hai bộc lộ tâm tình, ít ra là trên nhừng dấu hiệu hình thức của lời thơ:

Ta nghe hè dậy trong lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Phân tích khổ 2 bài khi con tu hú của Tố Hữu

Phân tích khổ 2 bài khi con tu hú của Tố Hữu

Trong phần phân tích đoạn một, chúng ta có nêu một hiện tượng: quy luật dây chuyền, cảnh này gọi là cảnh khác. Trên cấp độ lớn hơn, xét cả kết cấu bài thơ thì đoạn hai chính là do tác động dây chuyền của một đoạn một. Dấu hiệu của tác động dây chuyền này là từ hè (“Ta nghe hè dậy trong lòng”). Không có cái mùa hè tốt tươi, bay lượn ấy thì có lẽ cái phòng giam vẫn cứ chỉ là phòng giam, một thứ phòng giam không tạo ra phản cảm. Bởi biết đâu người chiến sĩ sẽ phải chung sống với nó suốt đời? Ta mới hiểu tác động dây chuyền, sự đánh thức một tiềm năng cảm nghĩ ở nhà thơ mạnh mẽ đến chừng nào. Đạp tan phòng là mạnh mẽ, còn hề ôi như một tiếng kêu thương cảm xót xa. Cấu trúc của câu tám này về tiết tấu cũng khá đặc biệt. Thông thường nó được phổ vào hai vế tương đương 4/4. Còn ở đây là 6/2. Nhịp 6 ấy cứ như một uất hận xung thiên, còn nhịp 2, sau khi sức mạnh tưởng chừng lớn lao không gì ngăn cản được đụng phải bức tường hiện hữu khô khan và lạnh lẽo, nó trở nên một tiếng kêu thương, một tiếng thở dài cay đắng. Ây là cuộc đụng đầu giữa ý chí chủ quan và hoàn cảnh khách quan của người thua cuộc. Nhưng thua cuộc chỉ là nhất thời, tạm thời. Cuộc vật lộn trong tâm trí của nhà thơ vẫn còn tiếp diễn. Không những dai dẳng, cường độ của nó không giảm đi mà còn tăng lên. Biết làm thế nào chiến thắng được hoàn cảnh, chiến thắng được bản thân khi lực lượng giao tranh không hề ngang sức. Nhịp thơ 3/3 ở câu “Ngột làm sao, chết uất thôi” diễn tả sự giằng co. Nhưng nó lại nghiêng về phía chủ thể nhà tù. Chính vì vậy ý thơ đã được nâng cấp nhưng vẫn bế tắc. Thế là, tiếng gọi của tự do thì vẫn tự do lên tiếng một cách vô tư, còn con người khao khát nó vẫn bị mất tự do, vẫn đang bị cầm tù. Cặp thơ lục bát song đôi cuối cùng mới như một niềm khắc khoải, bởi xung đột tinh thần ở nhà thơ đã đạt đến mức cao trào. Một cái gì đó sẽ phải xảy ra nhằm giải thoát một hoàn cảnh không thể dung hòa giữa nhà thơ với cảnh đời tù ngục. Tiếng chim tu hú, tiếng gọi của tự do ấm áp làm sao, mà cũng nóng bỏng làm sao. Nó đang cháy lên một nỗi niềm khao khát. Từ tiếng gọi mùa đến tiếng kêu thúc giục con người hành động, bài thơ vận hành theo hướng đi từ bóng tối tù ngục đến ánh sáng của tự do.

NguyễnNhi
Xem chi tiết
Duy Văn
Xem chi tiết
hello
21 tháng 4 2021 lúc 21:31

       "Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

         Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

 

         Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

                          "Quê hương anh nước mặn, .

              Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

                  Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

                                "Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

                              Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

                                             Đồng chí!"

                 "Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên