Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “Thôi em nằm lại Với đất lành Duy Xuyên Trên mồ em có mùa xuân ở mãi Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên, Trời chiến trường không một phút bình yên Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc. Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương Anh nổ súng... (Trích* Bài thơ về hạnh phúc”- Bùi Minh Quốc) 1/Từ “ lửa, cháy” trong câu” Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy” có phải là thuật ngữ không? (0.5đ).Tại sao? (0.5đ) 2/ Tìm những câu thơ nói lên tâm trạng của nhân vật “anh” khi mất đi người thân yêu? (1đ) 3/ Em hiểu 2 câu thơ sau như thế nào? (1đ) ** ‘ Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương” 4/ Thông điệp rút ra qua đoạn thơ trên là gì? Hãy trình bày từ 3 đến 5 câu. (1đ)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tổ quốc chúng tôi
Muốn độc lập hòa bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ
Xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!
(Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu)
1. Cho biếtphong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
3.Những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất qua những câu nào trong đoạn thơ trên?
4. Từ đoạn thơ trên Anh/Chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của chiến thắng ngoại xâm đối với dân tộc ta.
So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về cách đánh ?
A. Bao vây, chia cắt, tổng công kích đánh chiến các cơ quan đầu não của địch.
B. Đánh từng bước, tiêu diệt từng cứ điểm của địch.
C. Thọc sâu vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
D. Chia cắt địch, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
Câu 16. Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
(“Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh, SGK Ngữ văn 7 tập I, tr 99, NXB Giáo dục năm 2007)
1. Tìm những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả khi đến với đêm ca Huế trên sông Hương.
2. Hai câu văn: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
3. Nội dung của phần trích trên.
4. Theo em làm thế nào để bảo tồn và phát huy để làn điệu ca Huế sống mãi với thời gian.
1. Từ ngữ miêu tả cảm xúc của tác giả: chờ đợi rộn lòng, xao động hồn người.
2. BP liệt kê: liệt kê ra những khúc nhạc, những ngón đàn
=> Tác dụng: cho thấy sự hiểu biết phong phú của tác giả, vẻ đẹp của những âm thanh khúc nhạc trên dòng sông Hương.
3. ND chính: khung cảnh dòng sông Hương và tiếng ca Huế trên sông.
4. Cần tích cực tổ chức các buổi xem nhạc kết hợp với du lịch, dạy những làn điệu cho thế hệ trẻ...
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...]Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia
Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…
Những đoàn quân đi xuyên Trường
Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi
Đêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?
Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về!
[...]Qua hai mùa thay lá những hàng me
Cái tết hòa bình thứ ba đã tới
Chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
Đốt nhang lên
Chợt hiện tiếng tắc kè
Tôi giật mình
Nghe
Có ai nói ở cành me:
Sắp về!...
(Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy)
a. Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ?
b. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn 1 bài thơ.
c. Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d.Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ sau:
[…] Qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè
e. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn thơ trên.
a: em hiểu là họ rất vất vả,gian nan trong cuộc kháng chiến này .
b: trăn trở
c: bptt : điệp ngữ
tác dụng : ở đây là muốn nhấn mạnh làm rõ những việc cực khổ mà các chiến sĩ phải trải qua , cho người nghe hiểu được thấu hiểu được sự cực nhọc mà họ đã phải chịu => tạo nên tình thương yêu của người đọc người nghe chỉ trong mới câu thơ đầu.
d : chao ôi
e cảm nhận của bạn bạn tự cảm nhận có thể tăng khả năng viết văn hơn .
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ trên
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào, trình bày đặc điểm thể thơ đó? Chỉ ra PTBĐ chính.
Câu 3: Tìm một từ xuất hiện trong văn bản, giải thích nghĩa và tìm thêm một từ đồng âm với nó.
Câu 4: Nhận xét hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài.
Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 6: Bài thơ khiến em liên tưởng tới tứ thơ, câu thơ, hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong chương trình Ngữ văn 7, tập một?
Câu 7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
1. Các câu còn lại em tự xem trong SGK nhé!
2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. PTBĐ: Biểu cảm
Em tham khảo:
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
3. Từ: soi
Từ đồng nghĩa chứ nhỉ? Nếu đồng nghĩa thì có từ: chiếu, rọi nữa em nhé!
4.
Em tham khảo:
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.
Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.
Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.
Phần I. Đọc – hiểu (5,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Khi đi trẻ lúc về gia Giọng quê vẫn thế, tóc đã khác bao Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi ràng: Khách ở chốn nào lại chơi (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1. (0.5 điểm) Cho biết tên tác phẩm là gì? Tác giả là ai? Câu 2. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 3. (1.0 điểm) Tim phép đối trong bài thơ trên. Câu 4. (1.0 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì? Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 cầu) nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ phần đọc - hiểu.
đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
thế rồi cơn bão đã qua
bầu trời xanh trở lại
mẹ về như nắng mới
sáng ấm cả căn nhà
a, đoạn thơ trên sử dụng những danh từ nào ?
b, chỉ ra động từ và tính từ trong câu : mẹ về như nắng mới
c, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em với me , ( dựa vào nội dung bài thơ )
a)Danh từ:cơn bão,bầu trời,mẹ,nắng,căn nhà
b)Động từ:về
Tính từ:mới
c)Mẹ là người tuyệt vời nhất!Mẹ là người đã sinh ra, đã nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta nên người.Mẹ đã không quản ngại khó khăn, mưa nắng vất vả để cho chúng ta những tháng ngày hạnh phúc.Vì vậy, những người làm con phải biết yêu thương và chăm sóc mẹ của mình để đền bù lại những ngày tháng cực khổ của người mẹ vì chúng ta.Chúng ta phải biết cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mẹ để mẹ không phải thất vọng về người con của mình và làm cho mẹ buồn....
K MK NHA BẠN
CHÚC BẠN HỌC TỐT
a,danh từ ;cơn bão ;bầu trời;mẹ;căn nhà;nắng
b, động từ: rồi;đã qua;ấm ;về
tính từ: xanh;mới;sáng