nguon am la gi?
Khi phát ra am Các vat deu ...Vat phát ra....voi la nguon am
Khi phát ra âm các vật đều dao động. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Khi phát ra âm Các vật đều dao động Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Khi phát ra âm các vật đều dao động Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Cho minh hoi nguon goc lich su cua non la la gi ?
Bạn có thể tra wed nhé
Mình có tra wed rồi và nó kiểu này nè
Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc láhình tròn. ... Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống.
Bạn vô đây nhé:https://www.google.com/search?client=piriform&q=ngu%E1%BB%93n+g%E1%BB%91c+l%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+c%E1%BB%A7a+n%C3%B3n+l%C3%A1
<để mình gửi>
mình tìm đc 1 bài nek
Bạn có thể vô wed này xem nhé:
http://review.siu.edu.vn/di-san/non-la-net-dac-trung-cua-nguoi-viet/266/4206
<đã gửi>
Nón lá là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam tuy mộc mạc, mong manh, lam lũ nhưng không kém phần duyên dáng.
Ảnh: reisennachasien.com
Không chỉ là vật che mưa, che nắng, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.
Người Việt xưa đã cố gắng tạo ra một mô hình chiếc nón tương tự của nữ thần bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ nó được gọi là nón lá. Hình ảnh nón lá đã trở nên quá gần gũi và thân thuộc với người nông dân trên những cánh đồng.
Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre... Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống. Làng Chương là làng nghề làm nón nổi tiếng trong nhiều thế kỷ qua. Ngoài ra, nón bài thơ là một sản phẩm nón lá nổi tiếng ở Huế khi có hình vẽ phong cảnh và lời thơ.
Nón lá Huế - Ảnh: mytour.v
Nón lá có nhiều biến thể từ phiên bản ban đầu sau khi xuất hiện lần đầu tiên hơn 3.000 năm trước. Nhiều loại nón phổ biến như nón ba tầm hay nón quai thao có hình dạng phẳng và tròn, đường kính khoảng 1 mét, với dây đeo ở cằm. Nón quai thao là một phụ kiện quan trọng của phụ nữ nông thôn vào những dịp lễ hội hay chùa chiền. Ngày xưa, người ta phân loại nón theo mức độ của chủ sở hữu. Có một số loại nón dành riêng cho người cao tuổi; những người giàu có và quan lại. Mỗi loại có hình dạng riêng và kiểu cách đặc biệt; đôi khi nón lá cũng khác nhau theo từng vùng miền.
Mỗi vùng miền tại Việt Nam có mẫu chiếc nón lá riêng biệt. Những chiếc nón lá của người miền Tây có sợi chỉ đỏ rất đặc trưng so với những chiếc nón lá Thanh Hóa. Nón lá Huế mỏng và thanh lịch hơn so với những chiếc nón lá của Bình Định.
Nón lá được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, có khi các bà các mẹ đội nó đi chợ hay người nông dân làm việc trên cánh đồng. Nón lá còn được xem là một biểu tượng của con người Việt Nam hiền hòa. Hơn nữa, nhiều du khách trân trọng nón lá và xem nó là một món quà lưu niệm khi đến thăm Việt Nam.
Mặc dù chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ở các thành phố lớn nhưng nó vẫn rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh người con gái trong tà áo dài và đội chiếc nón lá là nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam.
Chúc bạn học tốt
#YOUTUBER
uong nuoc nho nguon la gi
Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. "Uống nước" về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Thời xưa, chưa có nước máy như bây giờ mà người Việt cổ phải làm những công trình thủy lợi rất cực khổ để dẫn nước về mương, ruộng sử dụng vào mục đích tưới tiêu và cả để uống nữa. Về nghĩa bóng, "uống nước" nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.
"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng.
Tóm lại, "uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ ca ngợi đức tính sống có trước, có sau, luôn luôn biết ơn người đi trước.
A. Dàn ý
1. Mở bài
– Giáo dục đạo lí làm người cho con cháu là việc làm thường xuyên rất được coi trọng của ông cha ta từ trước đến nay. Những bài học sâu sắc ấy được chứa đựng trong ca dao tục ngữ.
– Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu: Uống nước nhớ nguồn.
– Nghĩa đen (nghĩa hiển ngôn): Uống nước phải nhớ đến nguồn (nơi khởi đầu của dòng nước).
– Nghĩa bóng (nghĩa hàm ngôn): Người được trưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó. Mở rộng: thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn’?
Vì: Tất cả mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả phải đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng).
c. Thái độ của người uống nước đối với nguồn:
– Là thái độ trân trọng, biết ơn.
– Là ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, góp công sức của mình làm cho gia đình ấm no, đất nước giàu mạnh.
– Là thái độ phê phán những biểu hiện sai trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên lãng quá khứ.
3. Kết bài
– Lòng biết ơn là một tình cảm mang tính truyền thống của dân tộc ta. Mỗi học sinh phải có ý thức thường xuyên trau dồi cho mình thái độ quý trọng cha mẹ, thầy cô và những người làm ra của cái vật chất, tinh thần cho xã hội.
B. Bài làm
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lí đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh của nhân nghĩa là lòng biết ơn – thứ tình cảm cao quý thiêng liêng. Người xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc đã được gửi gắm vào ca dao, tục ngữ, những lời ru mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn cùng nằm trong mạch đạo lí truyền thống tốt đẹp ấy. Mượn một hình ảnh giản dị để gửi gắm một triết lí sống sâu xa, đó là cách thể hiện quen thuộc của người xưa. Không đao to búa lớn, cứ thủ thỉ ngọt ngào mà thấm thìa, lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Khi bắt đầu bữa cơm mới ngạt ngào huơng vị đồng quê, người lao động nhắn nhủ: Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Lúc giơ tay hái một trái cây chín mọng trên cành lại nhớ đến kẻ trồng cây. Lúc sung sướng uống từng ngụm nước mát lành vẫn không quên nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên không dừng lại ở đó. Cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay. Ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã đổ mồ hôi; xương máu để bây giờ con cháu được sống dưới bầu trời độc lập, tự do. Cha mẹ sinh thành ra ta, nuôi ta khôn lớn, công lao ấy cao tựa Thái Sơn. Thầy cô dạy dỗ ta nên người có ích cho xã hội, ơn nghĩa ấy như biển rộng. Rồi bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, cuốn sách ta học… là thành quả lao động của bao người ngày đêm miệt mài trên đồng ruộng, trong xưởng máy, làm ra của cải phục vụ xã hội. Kết quả sáng tạo không ngừng ấy chính là nguồn nước vô tận mà chúng ta đang được thừa hưởng. Chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn cái mạch nguồn trong trẻo đó. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi nó được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lí. Trên khắp đất nước ta, lòng biết ơn thể hiện các đình miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối có công mở nước và giữ nước, ở các dịp lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… Công lao của các vị anh hùng dân tộc luôn dược nhân dân ta nhắc nhở, tưởng niệm với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên, ông bà được đặt ở nơi trang trọng nhất cũng là biểu hiện của tình cảm uống nước nhớ nguồn: Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông đất nước Việt Nam. Hiện nay, trong cả nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chình sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hai cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công uy nghiêm, sừng sững luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhưng không đơn giản là chúng ta chỉ uống nước mà còn nhiệm vụ bảo vệ và bổ sung cho cái nguồn nước dân tộc bất diệt ấy. Có như vậy mới phát, huy được tinh hoa, truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, người uống nước vừa là người hưởng thụ vừa là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với thế hệ sau. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng giàu mạnh. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả quá trình rèn luyện phấn đấu lâu dài của mỗi con người. Thuở ấu thơ, chúng ta đã được nghe lời ru thấm đượm ân tình của bà, của mẹ: Con người có tổ có tông – Như cây có cội như sông có nguồn; Cơm cha áo mẹ chữ thầy – Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao… Cứ như thế, từng chút một theo thời gian, lòng biết ơn lớn dần lên và thấm sâu vào máu thịt mỗi người. Ở độ tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Do đó, hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cha mẹ, thầy cô và mọi người bằng chính lời nói, việc làm hằng ngày của mình. Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan là cách đền đáp công ơn thiết thực nhất. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học đạo lí cho mỗi chúng ta.
dien nhung tu Han Viet vao cho trong
1. --------- la nhung tu co nghia giong nhau hoac gan giong nhau
2. ---------- la thien the nong sang o xa Trai Dat la nguon chieu sang va suoi am cho Trai Dat
Câu 1:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2:
Nhật là thiên thể nóng sáng ở xa Trái Đất là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho Trái Đất.
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Thái Dương là thiên thể nóng sáng nhất ở xa Trái Đất là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho trái đất
uong uoc nho nguon o nha truong la gi
uống nước nhớ nguồn ở nhà trường là biết ơn những người thầy cô giáo đã dạy dỗ mình
cac nguon am co dac diem gi ai cha loi dung minh ket ban
nguon am là gì vậy bn
a) thu nhap trong gia dinh la gi?
b) gia dinh co nhung nguon thu nhap nao?
a) thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu ang tiền hoặc hoen vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra
b) gia dinh có 2 nguon thu nhap la : thu nhap bang tien , thu nhap bang hien vat
a) Thu nhập là tổng các khoản thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật do các thành viên trong gia đình tạo ra.
b) - Thu nhập bằng tiền
- Thu nhập bằng hiện vật
- Thu nhập trong gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
- Gia đình có 2 nguồn thu nhập: thu nhập bằng tiền, thu nhập bằng hiện vật.
Hai nguon song A va B giong nhau, cach nhau 12cmdang dao dong dieu hoa vuong goc voi mat nuoc. Buoc song la 1,6 cm. M la mot diem tren mat nuoc cach deu hai nguon mot khoang 9,6 cm. O la TD cua AB.
So diem dao dong lech pha \Pi/3 so voi hai nguon tren doan OM la bn?
Đường trung trực của AB là đường cực đại, các điểm trên đường này dao động với phương trình
\(x=2A\cos\left(\omega t-\frac{x}{\lambda}2\pi\right)\) x là khoảng cách từ điểm đó đến 2 nguồn
Trong khoảng từ O đến M thì 6,0cm<x<9,6cm
Độ lệch pha so với nguồn là \(-7,5\pi\) đến \(-12\pi\)
Lệch pha với nguồn \(\pi\text{/}3\) có thể là nhanh hoặc châm hơn do đó có các góc
\(-25\pi\text{/}3;-31\pi\text{/}3;-23\pi\text{/}3;-29\pi\text{/}3;-35\pi\text{/}3\)
Do vậy có 5 điểm lệch pha với nguồn \(\pi\text{/}3\)