Chứng minh nhận định: Địa hình là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân hóa khí hậu ở Tây Nam Á
Câu 1. Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa của khí hậu Nam Á?
Câu 2. Khu vực Nam Á có mấy miền địa hình?
Câu 1:
- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 - 400km.
- Nằm giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.
- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 2:
Sông Ấn,sông Hằng,sông Bra-ma-pút
Câu 1 : Do địa hình cao độ sộ ngăn cách gió vào đất liền
Câu 2: Có 3 miền địa hình
1. Lượng mưa ở Nam Á phân bố không đồng đều nguyên nhân chủ yếu là do
A. Ảnh hưởng bởi địa hình sâu sắc
B. Ảnh hưởng bởi vị trí địa lí
C. Ảnh hưởng bởi khí hậu
D. Ảnh hưởng bởi vị trí địa lí và khí hậu
2. Trên các vùng núi cao nhất là dãy Hi –ma-lay-a khí hậu thay đổi như thế nào?
A. Thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp
B. Càng lên cao không khí càng loãng
C. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
D. Phân hóa đa dạng
3. Đâu không phải là dạng địa hình chính ở Nam Á
A. Núi cao
B. Đồng bằng
C. Sơn nguyên
D. Hoang mạc
4. Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên Nam Á
A. Nam Á là khu vực có lượng mưa tương đối lớn
B. Nam Á có nhiều sông lớn và các cảnh quan tự nhiên đa dạng
C. Nam Á có điều kiện tự nhiên phong phú địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên
D. Địa hình ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của cư dân Nam Á
5. Các con sông nào sâu đây thuộc hệ thống sông lớn ở Nam Á
A. Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
B. Sông Hồng, sông Mê Công
C. Sông Ấn, sông Hằng
D. Sông Ti-grơ. Sông Ơ-phơ-rat
6. Nam Á tiếp giáp với vịnh biển nào sau đây?
A. Vịnh Thái Lan
B. Vịnh Bắc Bộ
C. Vịnh Địa Trung Hải
D. Vịnh Ben-gan
7. Sự khác biệt của khí hậu ở hai sườn bắc và nam của dãy Hi-ma-lay-a là
A. Sườn phía Bắc lạnh khô, và sườn phí nam mưa nhiều
B. Sườn phía Bắc mưa nhiều, sườn phía Nam nắng nóng
C. Sườn phía Bắc nắng nóng, sườn phía Nam mưa nhiều
D. Sườn phía Bắc lạnh khô, sườn phía Nam ít mưa
8. Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á
A. Sông Ấn – Hằng
B. Sơn nguyên Đê – Can
C. Dãy Hi –ma –lay –a
D. Vịnh Ben – gan
9. Dạng địa hình nào sau đây không phải là dạng địa hình chính ở Nam Á
A. Sơn nguyên
B. Đồng bằng
C. Hoang mạc
D. Núi cao
10. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến khu vực Nam Á có cảnh quan núi cao
A. Có sơn nguyên Đê – can
B. Ảnh hưởng của vị trí địa lí
C. Nằm trong đới khí hậu ôn đới
D. Có vùng núi Hi-ma –lay a
11. Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp là do
A. Địa hình núi cao
B. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ
C. Nằm sâu trong nội địa
D. Vị trí khuất gió và nằm sau trong
Giúp em gấp với ạ. đa tạ các kao nhân
Câu 10. Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á?
A. Vị trí địa lí.
B. Độ cao.
C. Địa hình.
D. Khoáng sản.
Câu 11. Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan của khu vực Nam Á thuộc kiểu khí hậu
A. ôn đới lạnh.
B. nhiệt đới khô.
C. nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. ôn đới gió mùa.
Câu 12. Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?
A. Sông Hoàng Hà.
B. Sông Trường Giang.
C. Sông Mê Công.
D. Sông Ấn, sông Hằng.
Câu 10. Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á?
A. Vị trí địa lí.
B. Độ cao.
C. Địa hình.
D. Khoáng sản.
Câu 11. Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan của khu vực Nam Á thuộc kiểu khí hậu
A. ôn đới lạnh.
B. nhiệt đới khô.
C. nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. ôn đới gió mùa.
Câu 12. Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?
A. Sông Hoàng Hà.
B. Sông Trường Giang.
C. Sông Mê Công.
D. Sông Ấn, sông Hằng.
Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân há cảu khí hậu Nam Á?
A. vĩ độ
B. gió mùa
C. địa hình
D. kinh độ
Đáp án: C. địa hình
Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng tác đông đến sự phân hóa khí hậu Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Độ cao địa hình
- 3/4 diện tích địa hình Việt Nam là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (85% địa hình cao dưới 1000m), nên khí hậu chủ yếu của nước ta là nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.
- Do độ cao địa hình, nên khí hậu nước ta phân hóa thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình đến 600 - 700m ở miền Bắc và đến 900 - 1000m ở miền Nam); đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (độ cao đến 2600m); đai ôn đới gió mùa trên núi (từ 2600m trở lên, chỉ có ở miền Bắc).
- Những đỉnh núi cao đón gió là những nơi mưa nhiều của nước ta (Móng Cái, các núi dọc biên giới Việt - Trung, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh, cực Nam Trung Bộ...). Nơi địa hình thấp, trũng, khuất gió có lượng mưa rất thấp (Móng Cái, thung lũng sông Ba...).
b) Hướng địa hình
- Hướng vòng cung:
+ Các cánh cung núi Đông Bắc mở rộng về phía bắc và phía đông đón gió mùa Đông Bắc trực tiếp, làm cho nền nhiệt độ ở đây vào mùa đông thấp nhất nước ta, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C.
+ Cánh cung Đông Triều thẳng góc với hướng gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió và ít mưa ở vùng khuất gió (Cao Bằng, Lạng Sơn).
- Hướng tây bắc - đông nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió mùa Đông Bắc, chặn sự xâm nhập trực tiếp gió này vào Tây Bắc, làm cho những nơi có cùng độ cao với Đông Bắc đều có nhiệt độ cao hơn.
+ Các dãy núi ở biên giới Việt - Lào cùng với gió Tây Nam đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Nam Tây Bắc và cả ở đồng bằng Bắc Bộ vào đầu mùa hạ.
+ Dãy núi Trường Sơn cùng với gió Tây Nam đầu mùa hạ đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Duyên hải miền Trung và gây mưa nhiều cho Tây Nguyên (ở sườn đông của Trường Sơn Nam). Về mùa đông, dãy Trường Sơn cùng với gió mùa Đông Bắc gây mưa cho Duyên hải miền Trung (nhất là khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), gây hiện tượng phơn ở Tây Nguyên.
+ Nơi núi nhô ra sát biển (mũi Dinh, bán đảo Cam Ranh) đã chặn cả gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió Đông Bắc về mùa đông, làm cho khu vực khuất gió (Phan Rang) lượng mưa rất nhỏ (khoảng chừng 500- 600mm).
+ Dãy Bạch Mã chặn gió mùa Đông Bắc, là nguyên nhân chủ yếu tạo sự phân hóa khí hậu về mùa đông ở hai miền Bắc và Nam nước ta: miền Bắc có một mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và ít mưa; cùng trong thời gian đó, miền Nam là mùa khô rõ rệt, nhiệt độ tương đối cao.
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A. Vĩ độ
B. Gió mùa
C. Địa hình
D. Vị trí gần hay xa biển
Đáp án: C. Địa hình
Giải thích: (trang 144 SGK Địa lí 8).
Câu1: Khu vực ở châu Á phổ biến có gió mùa là
A. Trung Á, TNÁ
[B]. Đông Á, ĐNÁ, Nam Á
C. Đồng bằng Tây xi-bia
D. Cao nguyên Tây Tạng
Câu 2: Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, phức tạp là do
A. Lãnh thổ rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp ngăn ảnh hưởng của biển, đại dương vào sâu trong lục địa
B. Điều kiện tự nhiên tốt, vị trí giáp nhiều châu lục, đại dương
C. Có nhiều cao nguyên đồ sộ, đồng bằng lớn
D.Diện tích lớn, nhiều núi cao, sông dài, thủy chế phức tạp
Câu 3: Sông ở trung Á, TNÁ phần hạ lưu lượng nước ít dần là do
A. Nguồn nước cấp chủ yếu do băng tan
B. Khí hậu nóng ẩm làm mưa rơi ở thượng lưu nhiều
C. Khí hậu nóng khô làm nước bốc hơi, 1 phần khác bị thấm vào cát
D. Lòng sông ở hạ lưu thu hẹp
Câu 4: Thiên nhiên châu Á gây nhiều khó khăn cho con người bởi
A. Núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường
B. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, đa dạng, nhưng khai thác ít
C. Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường chưa tốt
D. Núi cao hiểm trở, đồng bằng rộng lớn
Câu 5: Điền mũi tên, tên chủng tộc để hoàn thành sơ đồ sau ( 1 đ )
Bắc Á, Đông Á, ĐNÁ Trung Á, TNÁ, Nam Á 1 phần ĐNÁ, Nam Á
Câu 6: châu Á kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ
A.70 B. 72 C. 74 D.76
Câu 7: Đi theo hướng từ Bắc xuống Nam khí hậu châu Á có mấy đới
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Châu Á tiếp giáp các đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
C. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,Thái Bình Dương
D. Nam Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Câu 9: Dãy núi cao, đồ sộ nhất châu Á là?
A. Cooc-đi-e B. An-đơ
C. An-pơ D. Hi-ma-lai-a
Câu 10: Vì sao các vùng cận cực, ven hai bên đường chí tuến dân cư tập ít?
A. Khí hậu giá lạnh, khô hạn (khắc nghiệt).
B. Hạn chế về năng lượng.
C. Không có nguồn khoáng sản.
D. Do ý thức kế hoch5 hoá gia đình tốt.
Câu 11: Vì sao châu Á là nơi ra đời các tôn giáo lớn của thế giới?
A. Nhu cầu tâm linh trong hoạt động KT-XH (sản xuất nông nghiệp).
B. Cần lao động trong sinh hoạt đời sống.
C. Do sớm phát triển văn minh cổ đại
D. Do mê tín dị đoan.
Câu 12: Quốc gia sớm phát triển công nghiệp nhờ cải cách của Minh trị thiên Hoàng?
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Ả Rập và I-ran.
D. Nhật bản
Câu 13: Các nước công nghiệp mới (NIC) là sự chuyển đổi sản xuất, thu nhập từ?
A. Nông nghiệp cổ truyền sang hiện đại
B. Nông nghiệp sang công nghiệp
C. Cả A, D đúng
D. Nông nghiệp với ứng dụng cơ giới hoá.
Câu 14: các nông sản chủ yếu của khu vực khí hậu gió mùa là?
A. Lúa gạo, cà phê,, lợn, trâu bò.
B. Lúa gạo, chè, ô-liu, củ cải đường.
C. Nho, cam chanh, lúa mì
D. Cừu, dê, chà là, ngô.
II- TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí châu Á ?
Câu 2.Trình bày các đặc điểm về dân cư, xã hội châu Á? Vì sao dân số châu Á đông nhất thế giới ?
Câu 4. Cho biết tình hình phát triển kinh tế các nước châu Á sau thế chiến II chuyển biến ra sao ?
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau
( Đơn vị: Triệu dân)
Năm | 1800 | 1900 | 1950 | 1990 | 2019 |
Số dân | 600 | 880 | 1402 | 3110 | 4591 |
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số châu Á
b/ Nêu nhận xét sự gia tăng dân số đó
Nam Á có những miền địa hình chính nào ? địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á
giúp mình với mai mình thi rồi
*3 miền địa hình chính:
+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ: hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, bề rộng 320 –400km.
– Phía Nam là sơn nguyên Đecan (với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Tây, Gát Đông cao TB 1300m).
– Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.
* Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung sinh vật Việt Nam ?
Câu 2: Trình bày sự đa dạng về các hệ sinh thái ở Việt Nam ?
Câu 3: Giải thích Khí hậu miền Tây bắc và Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình ?
Câu 4: Giải thích đặc điểm khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Câu 5: Cho bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s) tại trạm Tây Sơn( sông Hồng)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
lưu lượng (m3/s)
| 1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
( Nguồn sách giáo khoa Địa Lí lớp 8)
a. Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Tây Sơn (sông Hồng)?
b. Xác định thời gian và độ dài (số tháng) mùa lũ tại lưu vực sông Hồng vượt giá trị trung bình năm?
c. Nhận xét và giải thích?
tham khảo-1-
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng. + Đa dạng về thành phần loài và gen. + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. ----------4 Trả lời + Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động. ' - Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng và dưới o°c ở miền núi. Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.