tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực đông á
Giúp Em Với Ạ <3
Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á
Câu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?
A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. B. Tây Nam Á.
C. Trung Á. D. Bắc Á.
Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á là
A. Ngô. B. lúa mì. C. lúa gạo. D. khoai tây.
Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á là
A. Thái Lan Và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Việt Nam.
C. Việt Nam và Thái Lan. D. Trung quốc và Ấn Độ.
Câu 4. Hiện nay hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á là
A. Thái Lan Và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Việt Nam.
C. Việt Nam và Thái Lan. D. Trung quốc và Ấn Độ.
Câu 5. Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao phần lớn là nhờ vào:
A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. B. Có công ngệ hiện đại.
C. Tài Nguyên dầu mỏ rất lớn. D. Lĩnh vực dịch vụ rất phát triển.
Câu 6. Nhìn chung dịch vụ tiêu dùng ở châu Á phát triển mạnh là do dựa trên lợi thế về:
A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. B. Trình độ lao động cao.
C. Có công nghệ tiên tiến. D. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Đọc thông tin, dựa vào bảng 11.2, hãy:
- Trình bày đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á:
quốc gia có nhiều dân tộc Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…
Đọc thông tin, dựa vào bảng 11.1 và quan sát các hình 11.2, 11.3, hãy:
- Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..
Dựa vào thông tin mục 2, hãy:
- Nêu một số đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á
- Cho biết ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế khu vực.
Tham khảo!
Đặc điểm xã hội
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
Dựa vào thông tin trong bài hãy:
- Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm xã hội
+ Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là lưu giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Một số quốc gia có HDI và GNI/người cao như Singapore, Brunei, Malaysia…Tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. + Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.
+ Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa.
- Yêu cầu số 2: Phân tíc ảnh hưởng
+ Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, như: chênh lệch giàu nghèo,…
+ Sự tương đồng về lịch sử và văn hóa đã tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội?
Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
a. Đông Nam Á có diện tích 4,5 triệu km2, trải dài trên một phần Trái Đất từ khoảng kinh tuyến 92 ° Đ đến kinh tuyến 104 ° Đ và từ vĩ tuyến 28 , 5 ° B qua xích đạo đến vĩ tuyến 10 , 5 ° N .
Về địa lí - hành chính, khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 nước:
- Các nước trên bán đảo Trung - Ấn: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
- Các nước trên quần đảo Mã Lai: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin- ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo.
b. Vị trí khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi (trực tiếp, gián tiếp) thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả khu vực.
- Khu vực này được xem là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.
- Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ) nên tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Đây cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực.
- Là giao điểm của các tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế quan trọng giữa các châu lục, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể so sánh với eo biển Gi-b-ral-tar hay kênh đào Xuy-ê về phương diện này. Cảng Xin-ga-po, cảng quá cảnh lớn nhất Đồng Nam Á có vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.
- Đông Nam Á nằm giữa một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NIC châu Á, Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-lân, tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á phát triển các mối liên hệ kinh tế trong khu vực.
- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
- Nhờ vị trí địa lí, Đông Nam Á là khu vực có đất đai màu mỡ với những đồng bằng rộng lớn (sông Cửu Long, sông Hồng, Mê Nam, Xa-lu-en,...), lại có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.
- Phần lớn các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), quanh năm không đóng băng, nguồn lợi hải sản phong phú với trữ lượng lớn, có nhiều bãi biển đẹp,... thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.
Như vậy, với thế mạnh về vị trí địa lí, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế của mình.
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, vai trò và vị thế của khu vực ngày càng được nâng cao. Kinh tế Đông Nam Á phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?
Tham Khảo
`-` Tình hình phát triển của các khu vực Đông Nam Á:
`+` Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
`+`Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.`+` Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
`-` Điểm nỏi bật của các ngành kinh tế:
`+` Nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
`+` Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực Đông Nam Á là: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản….
`+` Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng, được các quốc gia trong khu vực chú ý phát triển.
Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực đông nam á.Phân tích tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Nam Á ? (giúp mình với sắp thi rồi)
Dựa vào hình 11.1, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
- Tiếp giáp các biển: Andaman, Araphura; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Ý nghĩa: Có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới bằng đường biển.