Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2018 lúc 10:48

a) Đốì với bài "Sầu riêng" tác giả đã tả bao quát cây sầu riêng và những đặc sắc của nó về hương, về vị. Tiếp đó tác giả tả hoa, trái sầu riêng. Cuối cùng mới tả thân, cành, lá sầu riêng.

Đối với bài "Bãi ngô", tác giả quan sát cây gạo vào thời điểm cây ra hoa. Tiếp đó tả cây gạo khi hoa tàn. Cuối cùng, tác giả tả cây gạo vừa lúc quả chín.

b) Các tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan: - Mắt nhìn - Mũi ngửi - Lưỡi nếm - Tai nghe

c) Bài "Sầu riêng" - Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi; béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen non, trái lủng lẳng trông giống những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.

Bài "Bãi ngô" - Cây ngô lấm tấm như mạ non, búp như kết bằng nhung, búp ngô non núp trong cuống lá, hoa ngô xơ xác như cỏ may.

Bài "Cây gạo" - Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, quả gạo múp míp hai đầu thon vút như con thoi, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười: 

* Những hình ảnh so sánh, nhân hóa trên có tác dụng tạo nên những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh động, dí dỏm mà vui tươi, hấp dẫn.

d) So sánh sự giông và khác nhau trong miêu tả:

Giống nhau: Đều phải sử dụng các giác quan để quan sát. Khi tả thường sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, tạo cho việc miêu tả được sinh động, gợi hình gợi tả cao.

Khác nhau: Tả cả loài thì cần chú ý đến những đặc điểm có tính đặc trưng chung của loài để phân biệt loài này với loài kia. Tả một cây cụ thể thì tập trung phát hiện những đặc điểm riêng của cây đó nhằm phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 6 2018 lúc 13:05

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 19:59

Tả cây hoa hồng.

Trên khuôn viên tầng thượng nhỏ nhà em, mẹ em trồng rất nhiều các loài hoa: hoa thiết mộc lan, hoa quỳnh, hoa đồng tiền, thược dược,… Nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung mà em đã trồng cùng mẹ vào mùa xuân năm em học lớp 1.

Cây hoa hồng nhung được mẹ khéo léo trồng trong một chiếc chậu xinh xinh. Nhìn từ xa, cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa. Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa. Cành lá cây hoa hồng mảnh mai, cũng có gai nhọn như thân hồng. Lá hoa hồng nhỏ nhắn, hình bầu dục, có răng cưa viền xung quanh. Gân lá hồng nổi lên trên nền lá màu xanh thẫm, giống như bộ xương cá.

Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá. Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật. Không hổ danh là “nữ hoàng của các loài hoa”! Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.

Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em! Mỗi khi rảnh, em đều cùng mẹ tưới nước, nhổ cỏ dại, cắt cành, tỉa lá, chăm sóc cây hồng nhung cho cây luôn tươi tốt và nở thật nhiều hoa. Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.

 

Những điều em muốn học tập:

- Bố cục 3 phần rõ ràng.

- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Các câu văn hay, ấn tượng: “Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa.”, “Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật.”

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 0:22

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này. 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 11:07

Học sinh nghe nhận xét và sửa bài theo yêu cầu. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 1 2017 lúc 13:49

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 22:58

Học sinh nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài viết của em.  

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 23:11

Tham khảo

HS đọc lại bài và sửa lỗi về:

- Cách viết mở đầu, triển khai, kết thúc.

- Cách trình bày lí do và dẫn chứng.

- Cách dùng từ, đặt câu.

- Chính tả.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 23:58

* Câu chuyện

Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

* Bài thơ:

TRANG SÁCH VÀO ĐỜI

Trước ngưỡng cửa cuộc đời

Trang sách và hoa phượng

Học vấn và nhớ thương

Miệt mài nuôi chí lớn

 

Những trang sách dày công

Giúp em nhiều kiến thức

Vào đời bằng hiện thực

Vững bước trên đôi chân

 

Những con số bài toán

Những dòng chữ bài văn

Sơ đồ và hình ảnh

Nhanh hiểu và dễ nhớ

 

Trang sách bên cửa sổ

Một bầu trời ước mong

Trang sách như bệ phóng

Nâng bước em vào đời.

(Nguyễn Đức Toàn)

* Bài văn tả cây dừa:

Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.

Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.

Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.

Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.

Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.