Những câu hỏi liên quan
Thanh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:56

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 5:14

a) Ảnh Bác được treo ở đâu ?

- Ảnh Bác được treo ở phía trên tường trước hai dãy lớp học.

b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,…) ?

- Trông Bác hiền và đẹp như một ông tiên mà em được đọc trong các câu chuyện cổ tích.

c) Em muốn hứa với Bác điều gì ?

- Em hứa với Bác sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan, thực hiện tốt năm điều Bác dạy.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

Bình luận (0)
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:04

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:14

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 2 2018 lúc 10:36

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 10 2019 lúc 10:40

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2019 lúc 12:44

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời- Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác

   + Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa

 

   + Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam

→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người

Bình luận (0)
Phuong mai Nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
13 tháng 2 2021 lúc 20:41

Vì bài này mình thấy bạn đăng trong mục soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh nên mình sẽ trả lời theo nội dung bài này nhé !

- Hình ảnh ở cuối bài và đầu bài thơ có sự trái ngược :

Trong tù không rượu cũng không hoa

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ở câu thơ đầu, tác giả nói lên sự thiếu thốn hoàn cảnh khi ngắm trăng : không rượu, không hoa,...

Ở cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, cho phép "trăng" được ngắm Bác qua khe cửa ngục tù.

=> Sự đối đáp giữa trăng và Bác Hồ.

- Đặc điểm trong thơ Bác : Thơ Bác đầy ắp trăng, và Bác luôn có một tình yêu thiên nhiên trong thơ văn.

* Cảm nhận :

Trong chốn tù lao gông cùm, nơi chật hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo ấy, ngỡ là cô đơn đến tột cùng. Nhưng không, nơi tù đày không có rượu hoa làm bạn, tri kỉ tìm đến Người là vầng trăng. Người thưởng thức ánh trăng lại trong cảnh ngộ của tù nhân vậy mà vẫn toát lên vẻ ung dung, thảnh thơi lạ thường. Ngoài cửa sổ, ánh trăng soi, Người lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng hiền dịu, thứ ánh sáng mênh mang, an bình của thiên nhiên đã xua tan những nhọc nhằn nơi ngục tù tăm tối. Tù đày giữ chân Người, nhưng không thể ngăn tâm hồn Người được, qua khung cửa sổ, vẻ đẹp của thiên nhiên không rộng lớn nhưng tròn đầy, Bác trân trọng khoảnh khắc đẹp đẽ, trong ngần ấy. Từ “ngắm” vừa cho thấy được sự nâng niu, yêu thương của Người dành cho thiên nhiên vừa cho thấy được sự say đắm của người khi thưởng thức vầng trăng của tạo hoá.

Bình luận (0)