Bài 1:
Cho các chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2, HCl, FeCl2, CH3COONa. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau. Viết phương trình hóa học.
Bài 2:
Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra khi:
A, Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi.
B, Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
C, Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
D, Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
E, Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
Bài 3:...
Đọc tiếp
Bài 1:
Cho các chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2, HCl, FeCl2, CH3COONa. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau. Viết phương trình hóa học.
Bài 2:
Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra khi:
A, Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi.
B, Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
C, Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
D, Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
E, Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
Bài 3:
Trình bày cách pha chế 400g dung dịch CuSO4 10 % từ CuSO4.5H2O và nước (Các dungh cụ cần thiết coi như có đủ).
Bài 4:
Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích các cách làm sau đây:
A, Khi muối dưa người ta thường chọn dưa già, rửa sạch phơi héo và khi muối có cho thêm một ít đường?
B, Khi ăn cơm, càng nhai kỹ càng thấy ngọt?
C, Khi bị say sắn người ta thường uống nước đường (Saccarozơ)
D, Khi nấu cơm nếp thường cho ít nước hơn khi nấu cơm tẻ?
Bài 5:
Cân bằng các phản ứng hóa học sau:
1. Cu + H2SO4 (đặc) –t0-> CuSO4 + SO2 + H2O
2. FeS2 + O2 –t0-> Fe2O3 + SO2
3. FexOy + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O
4. Al + Fe2O3 –t0-> Al2O3 + FenOm