Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của ấn độ?
c1 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của ấn độ
c2 Dựa vào bangr 11.2, trang 39 SGK, hãy nêu nhận xét và giải thích về sự dịch chuyển cơ cấu ngàng kinh tế của ấn độ giai đoạn 1995-2001
- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng
+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).
⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.
- Những nét chính về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Ấn Độ nửa sau TK XIX
Em tham khảo:
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
* Về chính trị - xã hội:
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ?
Tham khảo
- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…
- Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….
Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.
Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Tham khảo
* Tình hình chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
* Tình hình kinh tế:
- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…
- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;
+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…
* Tình hình xã hội:
- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Tham khảo
a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Mục b
b) Chính sách cai trị của thực dân Anh
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
* Về chính trị - xã hội:
Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả:
- Kinh tế giảm sút, bần cùng.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
Mục c
c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).
- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...
=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.
Tham khảo
- Tình hình chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
- Tình hình xã hội:
+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là: cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỷ 90.
Về kinh tế: Từ năm 1994, kinh tế Tây Âu bắt đầu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Về chính trị-đối ngoại: Tình hình các nước Tây Âu tương đối ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn.
Tham khảo
- Về nông nghiệp:
+ Nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,....
+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Thủ công nghiệp:
+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh.
+ Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được.
- Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
+ Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
Tham khảo
Chính trị, quân sự:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc.
* Đối ngoại:
- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục.
- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: chú ý đến việc khai hoang, thực hiện di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Thủ công nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
- Thương nghiệp:
+ Nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…
+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
* Xã hội:
- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cường hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.
- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Trung Quốc từ 1991 đến nay