Vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật là do
A. thềm lục địa nóng, độ mặn lớn.
B. có nhiều ngư trường trọng điểm.
C. có nhiều vùng, vịnh, đầm phá.
D. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi.
Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn
B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển
C. Các ao, hồ nước ngọt
D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước
Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn
B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển
C. Các ao, hồ nước ngọt
D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước
Vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật là do
A. thềm lục địa nóng, độ mặn lớn.
B. có nhiều ngư trường trọng điểm.
C. có nhiều vùng, vịnh, đầm phá.
D. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi.
Đáp án D
Vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật là do nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi thuận lợi cho sinh vật biển phát triển đa dạng, giàu có về số lượng và thành phần loài.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật của biển nước ta?
1) Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
2) Có nhiều loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao.
3) Có một số loài sinh vật biển quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.
4) Ngoài nguồn lợi cá, tôm..., biển nước ta còn nhiều đặc sản khác
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đặc điểm biển của khu vực Đông Nam Bộ:
A, Khu vực biển có nhiều ô nhiễm
B, Là khu vực không giáp biển
C, Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều khoáng sản có giá trị
D, Thềm lục địa dài, biển đục ít có giá trị du lịch
. Thế mạnh hàng đầu về tự nhiên phát triển dịch vụ hàng hải vùng duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. Có nhiều vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển lớn.
B. Có nhiều ngư trường cá lớn Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Đường bờ biển dài, nguồn lợi thủy sản phong phú.
D. Có vịnh Vân Phong, một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời - vùng biển - vùng thềm lục địa nước ta là:
A. trang bị vũ khí quân sự.
B. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
C. đánh bắt xa bờ
D. đánh bắt ven bờ
Chọn: C.
Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời- vùng biển- vùng thềm lục địa nước ta là đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển.
HƯỚNG DẪN
− Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng muối công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)
− Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)
san hô có lợi hay có hại? vùng biển nào của nước ta có giàu san hô nhất
giúp mình với. thank các bạn nhiều
Tham khảo!
San hô nhìn chung là có lợi:
- Ấu trùng san hô là thức ăn của nhiều loại động vật biển
- Các rạn san hô tạo nên bờ chắn sóng, bờ viền bảo vệ bờ biển
- Rạn san hô còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật nhỏ
- San hô làm sạch môi trường nước, là sinh vật chỉ thị môi trường, màu sắc san hô phong phú làm đẹp cảnh quan biển
- Nhiều loài san hô là nguyên liệu quý dùng để trang trí, làm trang sức.
- San hô đá cung cấp đá vôi
- Hóa thạch san hô là vật xác định địa tầng trong nghiên cứu địa chất
- …
+ Tuy nhiên, san hô cũng gây một số tác hại:
- Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển
Vùng biển nước ta rất giàu san hô. Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng hơn 1200 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài. Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.200 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Tham khảo:
San hô vừa có lợi,vừa có hại:
Lợi : làm đẹp cho biển
Hại : làm giao thông đường biển bị cản trở
Nước ta có rất nhiều san hô vì vùng biển nước ta là vùng biển nhiệt đới.Và nhiều nhất là ở vùng biển Đà Nẵng nha !
Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A. đánh bắt xa bờ.
B. đánh bắt ven bờ.
C. trang bị vũ khí quân sự.
D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”
=> Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ.
+ Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm
+ Để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi và bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ
=> phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.