Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm
Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ
Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.
Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.
Tranh 3: Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.
Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.
Đọc bài chú lính chì dũng cảm và trả lời những câu hỏi sau
- Ngôi kể, người kể chuyện là ai
- Truyện có những nhân vật nào
- Tóm tắt các sự việc chính
- Ý nghĩa câu chuyện
1. Nghe kể chuyện.
2. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện trên.
3. Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi nghe câu chuyện.
Câu 1:
Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.
Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.
Câu 2:
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
- Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
- Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
- Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
- Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Câu 3:
Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.
Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn theo lời của bác thợ săn
Tranh 1: Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước đi. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.
Tranh 2: Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên . tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.
Tranh 3: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.
Tranh 4: Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.
Dựa vào các tranh sau kể lại câu chuyện Mồ Côi xử kiện
Tranh 1 : Một hôm có một chủ quán, mặt mày hung dữ, kéo một bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi Mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân thấy mình bị oan nên tức giận.
Tranh 2 : Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm đã mang theo của mình mà không hề mua một món gì ở quán.
Tranh 3 : Theo cách phân xử của Mồ Côi, bác nông dân lấy 2 đồng bạc bỏ vào bát xóc lên cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao.
Tranh 4 : Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bảo : "Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng"
Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn câu chuyện Ai có lỗi ?
1. Bức tranh 1: Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !"
Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
2. Bức tranh 2: Lát sau để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói : "Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
3. Bức tranh 3: Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm.
4. Bức tranh 4: Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
– Ấy đừng ! – Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi ! tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
– Không bao giờ ! Không bao giờ ! – Tôi trả lời.
5. Bức tranh 5: Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn".
Dựa vào các tranh trên, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tranh 3: Hai vị khách được đi thăm khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a.
Tranh 1: Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc và tặng nhiều quà quý.
Tranh 4: Hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.
Tranh 2: Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-Qua phong tục này ta được biết người Ê-ti-ô-pi-a vô cùng yêu quý đất đai quê hương. Đất đai của Tổ quốc Ê-ti-ô-pi-a là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ.
Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo:
Em quan sát hoạt động và lời nói của các nhân vật trong tranh rồi kể lại câu chuyện.
Vào giờ kiểm tra, Hùng loay hoay vì quên mang bút. Bạn ấy lo lắng rồi quay sang nói với Lan. Lan nhìn Hùng đầy tiếc nuối : “Làm thế nào bây giờ? Tớ cũng chỉ có một cái bút…”
Nghe được câu chuyện của hai bạn, cô giáo cầm cây bút bước xuống đưa cho Hùng và nói:
- Em hãy viết bằng bút của cô. Lần sau em nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập thật tốt nhé !
Hùng mừng rỡ cảm ơn cô:
- Em cảm ơn cô ạ, em hứa sẽ chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
Hai bạn tập trung làm bài cùng cả lớp. Khi nhận được kết quả bài kiểm tra với điểm 10 đỏ chói, về nhà, Hùng khoe ngay với mẹ. Mẹ hạnh phúc và dặn em hãy nói lời cảm ơn cô giáo.
Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện.
- Tranh 2 : Thấy quân giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
- Tranh 1 : Quốc Toản giằng co với lính canh để xuống gặp Vua nói hai chữ “xin đánh”.
- Tranh 4 : Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
- Tranh 3 : Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.