Những sự vật nào được nhân hoá ? Nhân hoá bằng cách nào ?
Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Bài thơ có con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa.
Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
Những vật nào trong bài thơ được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Mèo, họa mi, Mặt Trời, gió, nhà, búp bê được nhân hóa.
Bài tập 1 : Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.
a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.
b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.
c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.
Bài tập 2. Đọc các câu dưới đây và cho biết:
– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ?
– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?
– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
Bài tập 1
Bài tập 2 Câu a : sử dụng biện pháp so sánh ; câu b : sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá ; câu c : sử dụng biện pháp nhân hoá.
Đọc bài thơ Đồng hồ báo thức và trả lời các câu hỏi:
a) Các nhân vật nào trong bài thơ được nhân hoá ?
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách nào ?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
a) Trong bài thơ trên các nhân vật sau đây được nhân hoá : bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.
c) Em thích nhất hình ảnh :
"Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng"
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
a, Sự vật được nhân hóa bằng việc sử dụng từ hô gọi: lão, cô, bác, cậu
b, Dùng từ chỉ hoạt động của con người “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
c, Nói chuyện với con vật như nói chuyện với người.
Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng giọt nắng rơi
Làm thành quả – trăm mặt trời vàng mơ...
(Đỗ Quang Huỳnh)
- Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.
- Chúng được nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người:
Mầm cây tỉnh giấc
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng giọt nắng rơi
Sự vật trong đoạn thơ sau được nhân hoá bằng cách nào?
"Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư."
(Quang Huy)
Gọi sự vật bằng từ để gọi con người
Tả sự vật bằng những từ để tả người
Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với con người
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Chim mừng, ríu cánh vỗ Rủ nhau về càng đông Cào cào áo xanh, đỏ Giã gạo ngay ngoài đồng. | Hạt níu hạt trĩu bông Đung đưa nhờ chị gió Mách tin mùa chín rộ Đến từng ngõ, từng nhà. (Quang Khải) |
b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi
lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:
– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
(Theo Bùi Minh Quốc)
c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
a. Chim, cào cào, gió, hạt lúa. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2).
b. Rặng phi lao được nhân hóa bằng cách (2) và (3).
c. Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2).
Những sự vật trong câu thơ sau được nhân hoá bằng cách nào?
“Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả.”
(Vũ Duy Thông)
a. Nói với sự vật thân mật như nói với con người
b. Tả sự vật bằng những từ để tả người
c. Gọi sự vật bằng từ để gọi con người
d. Tất cả những đáp án trên đều đúng