Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:07
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:08
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:07
Khi không gian có những cơn gió se se lạnh, lá bàng bắt đầu trút xuống và trên bầu trời xuất hiện những cánh chim bay về phương Nam thì cũng là thời gian mà học sinh vui mừng, háo hức đón chào ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam với những món quà thật ý nghĩa dâng lên thầy cô giáo để thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Vậy, “tôn sư trọng đạo” là gì? Có thể hiểu rằng, “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân- Sư- Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”,“Trọng thầy mới được làm thầy” , “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Có nhiều người băn khoăn: Vì sao người học cần phải biết “tôn sư”? Bởi vì người thầy là người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, trở nên người tốt ở trên đời. Từ xưa, lịch sử giáo dục của dân tộc ta có những người thầy tiêu biểu, được nhân dân mãi mãi tôn vinh, gương sáng còn lan tỏa đến ngày nay như thầy Đỗ Năng Tế (thầy dạy cả văn lẫn võ cho hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị), thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu và gần đây, có thầy Nguyễn Tất Thành (tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta). Những người thầy đó đã để lại những tấm gương sáng về đạo làm thầy, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, hết lòng đào tạo bao thế hệ học trò, con em nhân dân phò đời giúp nước, làm rạng rỡ những trang sử vẻ vang của dân tộc. Không chỉ biết “tôn sư”, người học còn phải biết “trọng đạo”. Một trong những biểu hiện của tinh thần “trọng đạo” là xem trọng , biết ơn người thầy. Ngày xưa, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại không quên nhắc nhở con cháu đi chúc Tết “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Trong không khí “vui như Tết”, mọi người vẫn không quên dành cho những người thầy những lời chúc tốt đẹp, những sự quan tâm đầy tình nghĩa.
Ngày nay nhà giáo được vinh danh là kĩ sư tâm hồn, nghề giáo được đánh giá là “ Nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí.” Lớp lớp nhà giáo đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “Vì lợi ích trăm năm trồng người” (Bác Hồ), họ đã giảng dạy những học sinh từ Mẫu giáo đến việc đào tạo ra không chỉ những công nhân, viên chức bình thường mà cả rất nhiều kĩ sư, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư nổi tiếng. Và không giống những nghề cho ra đời những sản phẩm vật chất, nghề giáo đã tạo ra những con người tri thức, có đạo đức. Mà muốn tạo ra những sản phẩm con người vừa có đạo đức, vừa có tri thức trong thời buổi hội nhập, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, chắc chắn làm một thầy giáo, cô giáo cũng chẳng dễ dàng gì. Để có một bài giảng tốt, một lời khuyên hay, người thầy trước tiên phải là tấm gương sáng, và đã phải trăn trở, nghĩ suy biết bao đêm ngày, lo lắng tất cả mọi thứ từ việc dặn dò học sinh học bài cũ, soạn bài mới cho đến việc thiết kế , soạn giáo án lên lớp. Đó là chưa kể đến những thầy cô nhà ở rất xa trường, phải đi rất nhiều cây số mới đến được lớp học, rồi lại có những thầy cô có hoàn cảnh rất khó khăn, cha mẹ già yếu, con cái đau ốm,.... Nhưng vượt lên tất cả sự vất vả, người thầy luôn dành những gì tốt nhất mà mình chuẩn bị, dành hết cái tâm của mình để học sinh có thể hiểu bài, với một hi vọng giản đơn là mỗi học sinh sẽ trở thành một người có ích cho xã hội trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà hình ảnh người thầy đã khắc sâu vào tâm hồn của những ai từng là học sinh. Chắc chắn không ai có thể quên được “ngày đầu tiên đi học mắt ướt nhạt nhòa”, được cô giáo “vỗ về an ủi thật thiết tha”. Rồi trong một khoảng thời gian dài làm học sinh, biết bao người đã được thầy cô uốn nắn từng chữ viết, dạy cho cách làm người, cung cấp bao nhiêu kiến thức. Viên phấn trên tay thầy cô càng ngắn dần, tóc thầy cô càng điểm nhiều sợi bạc thì học sinh càng được mở rộng thêm về kiến thức, về sự hiểu biết. Trong miền kí ức của học sinh, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai, là ngọn gió mơn man mùa hạ, là bếp lửa hồng sưởi ấm mùa đông giá rét.
Tấm lòng của thầy cô bao la như trời biển, vậy mà trong môi trường học đường, vẫn còn đâu đó một số học sinh còn có biểu hiện xem thường kỉ cương học tập và thái độ tôn sư trọng đạo. Ở lớp, họ không chú ý nghe thầy, đua bạn.Ở nhà, họ không chịu học bài, làm bài, ý thức tự giác của họ chưa cao, thậm chí họ còn có thái độ vô lễ, xem thường thầy cô. Đó là chưa kể đến một số học sinh đã rời trường, bất chợt gặp thầy cô trên đường thì nhìn đi chỗ khác hoặc cứ giương mắt rồi đi mà chẳng hề chào hỏi. Những học sinh đó thật là đáng trách.
Người dân Việt Nam có tinh thần hiếu học và rất biết ơn người có công dạy dỗ mình dù người ấy chỉ dạy mình một chữ hay nửa chữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” . Mang ơn thầy là bổn phận của người học bởi "Không thầy đố mầy làm nên". Bổn phận này không phải chỉ là sản phẩm của lý trí thuần túy , nó xuất phát từ một tấm lòng, một tình cảm thật sâu xa bền bỉ: đó là sự thương mến kính trọng thầy. Mà đã thương mến, kính trọng, biết ơn thầy thì phải thể hiện bằng hành động thật cụ thể, chí ít phải chú trọng việc duy trì nề nếp, kỷ cương học tập và có thái độ “tôn sư trọng đạo”. Mỗi học sinh cần học bài cũ, soạn bài mới trước khi đến lớp. Ở lớp học, chúng ta nên chú ý nghe thầy giảng, học tập cùng bạn, thi đua giành nhiều điểm tốt, lễ phép với thầy cô và thân ái với bạn bè. Đó chính là món quà tinh thần lớn nhất mà chúng ta dành tặng thầy cô . Thiết nghĩ, khi còn ngồi trên ghế học đường mà học sinh không học hành nghiêm túc, không kính trọng thầy, cô giáo thì sau này khó trở thành công dân tốt. Chắc chắn, các thầy cô giáo hết lòng với học sinh, với nghề nghiệp, ngày xưa họ từng là những học sinh có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.
Ngày 20 tháng 11 đã đến, một ngày như bao ngày nhưng lại trọng đại hơn bao ngày bởi đây là ngày Hội của các thầy, các cô; ngày mà các thầy cô có dịp nhìn lại thành quả do công sức khó nhọc của mình bỏ ra, ngắm những cây xanh do chính tay mình ươm mầm và chăm sóc, là ngày mà vẻ đẹp của các “kĩ sư tâm hồn” được tôn vinh, là ngày mà dân tộc Việt Nam thể hiện rõ nhất truyền thống “tôn sư trọng đạo”.Với ý nghĩa ấy, học sinh chúng ta hãy trân trọng kính dâng các thầy, các cô những đóa hoa thành tích tươi thắm cùng lời chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, hoàn thành tốt công tác, mãi mãi thương yêu và dìu dắt học sinh từng bước trưởng thành.
quyet
Xem chi tiết
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
1 tháng 2 2016 lúc 9:49

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

Tiến Vinh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Trường
Xem chi tiết
Hiển Bùi
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 3 2021 lúc 20:40

Em tham khảo nhé !

 

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những bản sắc văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người trẻ vẫn cần ý thức được tư tưởng "hòa nhập nhưng không hòa tan", tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự phát triển những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị văn hóa vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.

 
minh nguyet
14 tháng 3 2021 lúc 20:40

Tham khảo:

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những bản sắc văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người trẻ vẫn cần ý thức được tư tưởng "hòa nhập nhưng không hòa tan", tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự phát triển những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu.

 
Hiển Bùi
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 3 2021 lúc 20:42

Em tham khảo 1 bài khác nữa nhé:

Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện :cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn"như:lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt",đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mik lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mik một phong cách sống, phong cách học ttập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần. 

Ngô Ngọc Lễ
Xem chi tiết
Ngọc Khánh
Xem chi tiết