Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 1 2019 lúc 7:24

Đáp án D

Yếu tố thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của hoạt động nội thương là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2019 lúc 14:56

Biểu hiện thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của ngành nội thương nước ta là sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa (Atlat trag 24)

=> Chọn đáp án C

nguyen thảo linh
Xem chi tiết
thùy anh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 7 2018 lúc 7:29

Chọn C

Man Bat
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 10 2018 lúc 15:52

1. Nội thương là hoạt động buôn bán thương nghiệp trong nước

3.

Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở:

- Đông Nam Bộ (89, 4 nghìn tỉ đồng).

- Đồng bằng sông Cửu Long (53,8 nghìn tỉ đồng).

- Đồng bằng sông Hồng (53,2 nghìn tỉ đồng).

4.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưu thế:

- Vị trí địa lí: nằm trong hai vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

- Điều kiện tự nhiên: khí hậu thuận lợi, địa hình bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng…

- Là hai thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, vì vậy nhu cầu về dịch vụ là rất lớn.

- Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe…ngày càng lớn, đặc biệt là những dịch vụ cao cấp, thương gia.

- Các ngành kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa, truyền tải thông tin, quảng cáo …lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, khá đồng bộ.

- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các công trình quan trọng để phát triển du lịch.

- Cả hai thành phố đều thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh

Khương Diệu
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
27 tháng 10 2018 lúc 19:23

1.

ân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi; giữa thành thị và nông thôn:

- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và ở TP. Hồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ (mật độ trên 1000 người/km2).

+ Các vùng có mật độ dân số trung bình (101 đến 500 người/km2) gồm: vùng rìa của đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ,

vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (74%), ở thành thị ít hơn (26%)

2.

a) Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
* Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998).
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp.
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt ( Dẫn chứng)

3.

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

Pham Mai Chi 9A7 C2 Nguy...
19 tháng 10 2021 lúc 22:11

đặc điểm nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nước ta hiện nay:

undefined

NguyễnNhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 12 2021 lúc 8:54

Chọn A

Lihnn_xj
24 tháng 12 2021 lúc 8:54

A

Lê Kiều Vy
24 tháng 12 2021 lúc 8:54

A

Phạm Hồng Yến
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Minh Thư
22 tháng 11 2023 lúc 13:54

Câu hỏi
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân hoá theo lãnh thổ của ngành thuỷ sản nước ta.
Trả lời
**HƯỚNG DẪN**

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.