Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trang Trang
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
24 tháng 12 2020 lúc 16:36

Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Về kinh tế : ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên, có nơi thừa, nơi thiếu lao động.

- Về xã hội : gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…

- Môi trường : tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng

- Giải pháp: Xây các thành phố vệ tinh, giảm áp lực dân số cho các thành phố lớn; Kích thích phát triển kinh tế ở các vùng khác; Quy hoạch lại đô thị một cách hợp lí.

Câu 2: Đặc điểm:

Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

Thuận lợi:

Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

Đa dạng về văn hóa.

Khó khăn:

Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
13 tháng 2 2016 lúc 13:19

- Sự không hợp lí trong phân bố dân cư

   + Ở đồng bằng : tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và gây áp lực với môi trường.

   + Ở Trung du, miền núi : tiềm lực tự nhiên còn lớn nhưng ít dân, mật độ dân số thấp gây khó khăn cho việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội.

- Giải pháp :

    + Thực hiện các chiến lược về dân số : chuyển cư, kế hoạch dân số (miền núi, đồng bằng)

    + Phát triển kinh tế - xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng (miền núi, đồng bằng)

Ly Ninh
Xem chi tiết

cái này lấy đâu nhỉ thấy dấu hiệu copy

Lê Trần Như Quỳnh
Xem chi tiết
tuyen nguyễn
8 tháng 5 2023 lúc 15:49

a)- Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư vìở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.

b)1/ Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

Trần Duy Anh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 15:13

Truyền hình phân bố dân cư ở tỉnh Gia Lai:

Dân cư của tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu tại các đơn vị hành chính, với mật độ dân số không đồng đều như sau:

- Thành phố Pleiku: Là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, nơi có mật độ dân số cao hơn so với các khu vực khác. Pleiku tập trung nhiều dự án, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.

- Các huyện nông thôn: Các huyện và xã nông thôn của Gia Lai có mật độ dân số thấp hơn, với phần lớn dân cư sống theo nghề nông và phát triển nông nghiệp.

- Các dân tộc thiểu số: Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Jarai, Bahnar, và Ede. Dân cư của các dân tộc này thường phân bố ở các khu vực miền núi và thung lũng.

Khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh:

- Khoảng cách và địa hình khó khăn: Gia Lai nằm ở vùng cao nguyên và núi non, có nhiều đoạn đường giao thông khó khăn và xa xôi. Việc kết nối các khu vực và vùng miền với Pleiku và các trung tâm khác gặp khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng: Mặc dù có dân số đông đúc, nhưng có thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng và kỹ năng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhân lực có trình độ.

- Chênh lệch phát triển kinh tế và xã hội: Mật độ dân số không đồng đều làm cho một số khu vực phát triển kinh tế chậm hơn so với các khu vực khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc cân đối và phát triển toàn diện tỉnh Gia Lai.

- Bảo vệ môi trường và di sản văn hóa: Vùng Tây Nguyên và Gia Lai cũng đang phải đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ các giá trị này.

huy hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Lâm
7 tháng 11 2021 lúc 20:09

Đặc điểm của sự phân bố dân cư trên Trái đất là:

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo. đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc.khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

-Vì để cho các vùng không có người phải có sự sống, nghĩa là phải có người sống ở đấy nếu không sống chung thì đâts nước sẽ rất chật chội.

Long Sơn
7 tháng 11 2021 lúc 20:10

Tham khảo:

 

Đặc điểm:

Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.Biến động về phân bố dân cư theo thời gianundefined
Hồ Hoàng Long
7 tháng 11 2021 lúc 20:10

Bạn có thể mở sách mà? Phần 1 có hết -_-

Hiếu Trung
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 22:05

Đặc điểm phân bố dân cư thế giới: Phân bố dân cư trên thế giới không đều và có những đặc điểm chính sau:

- Tập trung ở các vùng đô thị: Dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn và vùng đô thị phát triển. Các khu vực đô thị thường có mật độ dân số cao và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống hiện đại.

- Phân bố thưa thớt ở vùng quê hương: Trái lại, vùng nông thôn và quê hương thường có mật độ dân số thấp hơn. Dân cư ở các vùng này thường sống dựa vào nông nghiệp và thường gặp khó khăn về tiện ích và cơ sở hạ tầng.

- Phân bố dân cư theo các đặc điểm địa lý: Sự phân bố dân cư còn phụ thuộc vào các yếu tố địa lý như địa hình, khí hậu, và tài nguyên tự nhiên. Ví dụ, các khu vực ven biển thường có dân số cao hơn do cung cấp nguồn sống từ biển và tiện ích du lịch.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 22:06

Nguyên nhân vì sao dân cư phân bố không đều: 

- Tài nguyên tự nhiên: Sự phân bố dân cư thường phụ thuộc vào sự có mặt của tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và khoáng sản. Những khu vực có tài nguyên dồi dào thường có dân số cao hơn.

- Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và nghề nghiệp của người dân. Các khu vực có khí hậu ấm áp thường thu hút dân số hơn so với khu vực khí hậu cực đoan.

- Cơ hội công việc: Dân cư thường tập trung ở các vùng có cơ hội công việc và kinh doanh tốt. Các thành phố và vùng đô thị phát triển thường có nhiều cơ hội làm việc và thu nhập tốt hơn.

- Chính trị và xã hội: quản lý xã hội đúng đắn có thể thu hút dân cư và đầu tư vào một khu vực cụ thể. Ngược lại, xung đột và không ổn định chính trị có thể đẩy người dân ra khỏi một khu vực.

- Lịch sử và văn hóa: Lịch sử và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân bố dân cư. Những nơi có giá trị lịch sử và văn hóa thường thu hút dân cư và du khách.

Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
13 tháng 2 2016 lúc 13:13

a) Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố.

- Tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc và ngược lại

- Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ. ( ví dụ : Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nền nông nghiệp lúa nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đông nhất cả nước)

b) Phương hướng

- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng

- Trong nhưng năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn tới việc phát triền công nghiệp

- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kieu Diem
7 tháng 1 2019 lúc 19:16

* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao

Phương hướng giải quyết

Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :

- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :

+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp (26,9% năm 2005), tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.

- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí

* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.

- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.

- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động



Hang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 16:22

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
- Địa lý và khí hậu
- Tài nguyên tự nhiên
- Kinh tế và cơ hội làm việc
- Chính trị và xã hội
- Môi trường và bảo vệ môi trường
- Chính trị di cư và quyền di cư
- Văn hóa và xã hội
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều do sự tương tác của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những yếu tố quan trọng là địa lý và khí hậu, với các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có sự tập trung dân cư cao hơn. Ngoài ra, tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và thảm thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nơi mà con người định cư. Các khu vực có tài nguyên dồi dào thường thu hút dân cư. Khía cạnh kinh tế và cơ hội làm việc cũng chơi một vai trò lớn, với các thành phố lớn thường thu hút dân cư vì có nhiều công việc và cơ hội kinh doanh. Các yếu tố chính trị, xã hội, và môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó sự ổn định và hòa bình đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, văn hóa và xã hội, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và gia đình, cũng có thể làm cho người dân có xu hướng sống gần với người có nền văn hóa và ngôn ngữ tương tự. Tổng hợp, sự phân bố dân cư trên thế giới là kết quả của sự tương tác đa dạng của các yếu tố này.