Kể lại toàn bộ câu chuyện: Ông Mạnh thắng thần gió
Sắp xếp thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
Em nhớ lại nội dung truyện, kết hợp quan sát tranh để sắp xếp lại thứ tự cho đúng.
Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:
- Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người mù đáp:
- Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.
- Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.
Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.
Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.
Kể việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió. Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.
Việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió như sau : ông Mạnh vào rừng lẫy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
kể lại câu chuyện ông mạnh...............
Chỉ có truyện ông mạnh thắng thần gió chứ KO có truyện ông mạnh đâu
Ngày xửa ngày xưa, vì chưa biết làm nhà nên loài người phải ở chui rúc trong các hang đá lạnh lẽo. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắt con thú trong rừng, con cá dưới suối, hái quả trên cây... Sau này, nhiều người kéo về vùng ven biển sinh sống mà đây lại là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.
Ngày xửa ngày xưa, vì chưa biết làm nhà nên loài người phải ở chui rúc trong các hang đá lạnh lẽo. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắt con thú trong rừng, con cá dưới suối, hái quả trên cây... Sau này, nhiều người kéo về vùng ven biển sinh sống mà đây lại là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.
Một hôm, trên đường đi, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Để chứng tỏ uy quyền của mình, Thần Gió phồng miệng thổi, xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông Mạnh bật dậy, nổi giận quát lớn: “Thật là độc ác!. Thần Gió đắc chí bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
Ông Mạnh ngày đêm nghĩ cách chống trả Thần Gió. Ba lần ông dựng nhà là cả ba lần bị Thần Gió quật đổ. Không nản lòng, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ thật to, khuân những tảng đá thật lớn để dựng nên một ngôi nhà vững chãi. Ngôi nhà vừa làm xong, đêm ấy Thần Gió lại đến, đập cửa ầm ầm, thét lớn: “Mở cửa ra!”. Nhưng ông Mạnh cương quyết nói: “Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời Thần vào”.
Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang mà ngôi nhà thì vẫn không hề suy suyển, ông biết là Thần Gió đã giận dữ điên cuồng nhưng không làm gì được.
Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn hối hận. ông Mạnh vui vẻ tha thứ và an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường tới thăm ông Mạnh, mang theo không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện dựa theo nội dung truyện đã đọc.
HƯỚNG DẪN KỂ
Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.
Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.
- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.
- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.
Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Hãy nhập vai Giôn-xi sau khi khỏe mạnh, kể lại toàn bộ câu chuyện của mình trong đoạn trích “Chiếc lá cuối cung” bằng 1 đoạn văn ngắn.
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu " rồi ông kể lại cho thằn lằn nghe. Chuyện mây , chuyện gió , chuyện ốc sên , chuyện tắc kè
BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm biểu cảm
Cho thấy câu chuyện mà ông kể cho thằn lằn nghe.
Tưởng tượng mình là 1 vị khách đến cửa hàng mua cá. Em thắc mắc hỏi ông chủ vì sao cửa hàng lại không có biển quảng cáo. Ông chủ liền kể cho em nghe toàn bộ câu chuyện. Bằng 1 đoạn văn khoảng 1 trang, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ với ông chủ cửa hàng.
Kể lại toàn bộ câu chuyện: Chuyện bốn mùa
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng :
– Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.
Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:
– Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.
Thu đặt tay lên vai Đông :
- Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.
Bà Đất vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.