Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phúc Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Minh Nhân
1 tháng 3 2021 lúc 16:14

Em tham khảo nhé !!

 

*MB: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học hiện thực phê phán đầ thế kỉ XX. Sáng tác của ông thường tập trùn vào 2 đề tài: người trí thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nhắc đén hình ảnh người nông dân, ta không thể quên tác phẩm "Lão Hạc", là một trong những tác phẩm tiê biểu cho Nam Cao nói riieng cũng như văn học hiện thực phê phán nói chung. 

*TB:

 Tác giả đã khắc họa hình ảnh lão Hạc hiện lên với tất cả hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Vợ mất sớm, lão Hạc sống trong cảnh “Gà trống nuôi con”. Đó là 1 nỗi đau lớn trong cuộc đời lão. Thế nhưng vì hoàn cảnh của lão lại quá nghèo, và cũng vì quá nghèo không đủ tiền thách cưới mà không lấy được vợ cho con trai. Anh con trai lão phẫn chí, bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su.  Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về vì “Sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”. Thế nhưng, dân ta đã có câu: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Lúc này, lão Hạc phải chịu thêm nỗi đau lớn thứ 2 trong đời bởi lão phải rời xa con. Lão sống lủi thủi một mình từ đó.  Không còn vợ, con cũng chẳng có nhà, lão Hạc chỉ có một niềm vui duy nhất đó là con chó vàng- con vật nuôi gắn bó với con trai lão và bây giờ là với lão. Lão yêu con nó, coi nó như người thân. 

 
Huy Nguyen
1 tháng 3 2021 lúc 19:00

Bạn tham khảo nhé:

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.

 

 

Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

 
Phạm Trần Hoàng Anh
1 tháng 3 2021 lúc 16:15

tham khảo nha: 

 Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng trong bầu trời văn học giai đoạn 1930 -1945. Truyện của ông đa phần là những tiếng lòng thương cảm cho những số phận những con người bất hạnh bị xã hội vùi dập. Trong đó có thể kể đến như Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc và Trăng sáng…. Lão Hạc chính là một trong những tác phẩm lấy đi nhiều cảm xúc của độc giả nhất, nó như xoáy sâu vào trong tâm trí người đọc ám ảnh về một người nông dân chất phác, thật thà lương thiện mà bị dồn dẩy đến bước đường cùng.

 Điểm qua vài dòng về câu chuyện đầy ngặt nghèo này ta mới thấy thấm thía nỗi đâu mà lão Hạc đang phải gánh chịu. Nhà lão  nghèo lắm, vợ mất sớm có duy nhất một đứa con trai. Thế nhưng chỉ vì mất niềm tin vào xã hội coi trọng vật chất này mà anh ta bỏ đi biệt xứ, nghe nói là xin vào làm ở đồn điền cao su. Nguyện vọng duy nhất của cậu ta là kiếm đủ tiền để cưới vợ. Thế nhưng có ai biết được rằng:

 “Cao su đi dễ khó về

 Khi đi trai tráng khi về bủng beo”.

 Chính vì thế cuộc đời của lão Hạc là cuộc đời của những bất hạnh nối tiếp nhau. Khi mà vợ mất chẳng bao lâu con trai đã bỏ đi  biệt xứ. Để lại mình lão thui thủi quanh mấy góc nhà cùng với một con chó tên Vàng. Quanh quẩn trong cái suy nghĩ của lão chỉ là sau khi chết muốn để lại mảnh vườn để cho con trai làm vốn mà thôi.

 Thế nhưng hình như cuộc đời với ngần ấy bất hạnh không muốn buông tha cho lão. Lão vừa trải qua một cơn ốm nặng bao nhiêu thứ trong nhà cũng đội nón ra đi, chẳng những không thể đi làm thuê được mà hoa màu vườn tược cũng bị sự càn quét của thiên nhiên. Giá gạo trở nên vô cùng đắt đỏ. Và cứ thế hoàn cảnh đã đẩy lão rơi vào bế tắc. Cực chẳng đã lão đành bán đi con chó Vàng – người bạn duy nhất ở bên lão hàng ngày. Đây là điều ngoài ý muốn và cũng là nỗi day dứt suốt cuộc đời của lão. Đến đây nhà văn Nam Cao đã dùng những dòng chan chứa cảm xúc để nói về lão : “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mêu như con nít, Lão hu hu khóc...” Đọc đến đây ta bỗng dưng liên tưởng đến một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Balzac là Gorio. Cả hai nhân vật đều gặp phải cảnh khốn cùng lúc cuối đời thế nhưng nguồn gốc của bi kịch lại khác nhau. Lão Hạc là bởi con trai hiếu thảo đi xa, đói khổ và hoàn cảnh xã hội đã đẩy lão đến đường cùng. Còn nhân vật Gorio là bởi bị ba cô con gái ruồng rẫy khi già yếu. Lão Hạc vẫn còn may mắn bởi xung quanh còn có hàng xóm láng giềng mà tiêu biểu là ông giáo chia sẻ.

 Việc phải bán đi cậu Vàng là điều khiến lão Hạc ray rứt mãi không thôi. Lão cảm thấy hổ thẹn vì mình đã lừa một con chó. Tình yêu thương sự gắn bó với nó khiến lão thấy mình trở thành một kẻ bạc bẽo, xấu xa và lão thấy hổ thẹn lương tâm vì những điều lão đã làm. Đau đớn giằng xé như nhảy nhót trong tâm trí lão đến mức lão rơi vào đỉnh điểm của sự khốn khổ : "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..."

 Thế nhưng dù có bất cứ hoàn cảnh nào dù ngặt nghẽo nào đi chăng nữa lão vẫn không thôi nhớ đến con của mình. Lão đã gửi gắm hoàn toàn tài sản cho ông giáo. Lão giữ lại ba sào vườn và 30 đồng bạc đưa ông giáo để mong sao sau này con lão sống sót trở về sẽ có chút vốn mà làm ăn. Chao ôi đọc đến đây mà không cầm nổi nước mắt, con lão có biết rằng để có số tiền đó bố hắn đã phải nhịn ăn nhịn mặc bữa củ ráy, củ khoai, thậm chí sung luộc và cả bả chó không? Ông giáo cũng có lúc phải hối hận khi đã nghĩ sai về nhân cách của lão Hạc. Nhất là khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bỏ chó của y. Trong suy nghĩ tối tăm của Binh Tư thì ai cũng như gã cả thôi “đói ăn vụng túng làm liều”. Thế nhưng lần này hắn đã sai. Lão Hạc chính là một đóa hoa sen khi mà gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lão đã dùng chính bả chó lão xin của Binh Tư để kết liễu cuộc đời mình. Đây là cách để lão bảo toàn nhân cách và nhân phẩm của mình.

 Hầu hét những tác phẩm của mình Nam Cao đều đưa nhân vật đến bước đường cùng. Đó là chí Phèo chết trên ngưỡng cửa của lương thiện, Lão Hạc chết vì bả chó. Tuy nhiên cái chết của lão Hạc khiến nhiều người thương xót ám ảnh, lão cết vì con vì danh dự của bản thân mình. Còn Chí Phèo thì sự ra đi của hắn chính là sự giải thoát cho một kiếp người đầy điều tiếng và dè bỉu khinh miệt.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2017 lúc 4:38

Đáp án cần chọn là: D

Nguyễn Trung Kiên
Xem chi tiết

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.

Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.

Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu – cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “…nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.

Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.

Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.

Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.

Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.

Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.

Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.

Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.

Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.

Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.

Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.

Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.

Tùng Trầnn
Xem chi tiết
Lê Văn Giàu
Xem chi tiết
stan aespa
Xem chi tiết
Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Vũ Mai Hà Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 10:51

Em tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.

HUYSUS
4 tháng 10 2022 lúc 15:54

Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2019 lúc 9:37

Đáp án

- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau

   +) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.

   +) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.

   +) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng.

 +) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.