Hãy tìm 1 câu chuyện nói về lòng dũng cảm giúp mình nhé
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:
a) Dũng cảm trong lao động.
b) Dũng cảm trong chiến đấu.
c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.
- Đối với hình ảnh đầu tiên ta có thể thấy hình ảnh chú bộ đội trên những chiếc xe tăng không kính. Đó là những hình ảnh tiêu biểu trong các cuộc chiến tranh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kết hợp cùng tên bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta sẽ xếp hình 1 vào mục b “Dũng cảm trong chiến đấu”.
- Đối với hình ảnh thứ hai là hình ảnh bác tài lái tàu hỏa đang xả thân cứu đoàn tàu gặp nguy hiểm khi một chiếc ô tô tải băng ngang qua đường ray lúc tàu sắp đến gần. Bác tài chỉ những người tài xế lái xe lao động trong ngành dịch vụ vận tải, vì vậy ta sẽ xếp hình 2 vào mục a “Dũng cảm trong lao động”
- Đối với hình ảnh thứ ba, hình ảnh người đàn ông cùng chiếc kính viễn vọng quan sát trên bầu trời để tìm ra những chân lí đúng đắn về thiên văn mà trước nay vốn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy ta sẽ xếp hình 3 vào mục c “ Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải”
Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em làm hoặc từng chứng kiến.
P/s:dài,dài giúp mình nha
Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...
Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lức ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu ?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buổn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.
Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng ! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.
Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.
Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chỉ có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, chú bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, chú bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Chú bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái đò chèo nhanh đò về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn chú bộ đội nhưng chú chỉ hiền lành cười và nói:
- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các cháu phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Chú bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.
hok tốt
Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...
Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lức ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu ?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buổn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.
Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng ! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.
Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
Em hãy viết một câu thành ngữ hay cao nói về lòng dũng cảm
Lửa thử vàng ,gian lan thử sức
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.
+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Kể 1 câu chuyện về lòng dũng cảm
Cù Chính Lan là một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quê hương anh bị giặc Pháp tàn phá, bắn giết gây nhiều thiệt hại về của về người. Anh rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.
Một lần anh được phân công đi đánh xe tăng địch ở đường số 6. Đoàn xe của chúng đã bị diệt gần hết, chỉ còn một chiếc cuối cùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh nói với đồng đội:
– Phải đánh bằng được chiếc xe này!
Nói xong, anh băng lên chạy theo xe bất chấp đạn của địch đang bắn lại như mưa. Anh luồn lách tới gần rồi nhanh nhẹn trèo lên xe địch, bị trượt ngã xuống anh lại leo lên và ném vào thùng xe hai trái lựu đạn, nhưng hai trái lựu đạn này lại bị địch hất trả ra ngoài.
Hết lựu đạn của mình, anh lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy. Lần này là lần thứ năm anh lại nhảy lên xe. Tay trái anh cố mở nắp xe. Tay phải anh cầm lựu đạn và lấy răng cắn chốt. Chờ cho quả lựu đạn đã bắt đầu xì khói, anh mới ném vào thùng xe rồi nhảy vội xuống.
Một tiếng nổ vang lên. Các tên giặc trong xe chết ngay. Chiếc xe sững lại và bốc cháy.
Sau trận đó, anh được thưởng huân chương và được phong là Anh hùng quân đội.
Anh Cù Chính Lan đúng là một chiến sĩ quân đội dũng cảm, kiên cường
Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.
Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.
Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.
Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.
Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.
Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...
Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lức ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buổn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.
Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.
Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
Hãy kể một câu chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu. Giúp mình nhé
Bài làm
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
# Học tốt #
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác người qua lại. Trời sáng dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. ở máy bên kia, bà cụ Loan đang hứng nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà run lẩy bẩy. Khi hứng nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ và một cái giường đơn. Em đỡ cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưỏi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về nhà lấy một cái áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người cụ ấm dần và bà cụ từ từ mở mắt. Cụ không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây glờ, bà ngủ đi cho khoẻ.
Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ và bảo em:
- Cháu ra máy nước mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tình hình bà cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em:
- Cháu cảm ơn cô nhiều, nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao!
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ:
- Bà ơi! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Thương người như thể thương thân mà cháu!
hc tốt !!!
Ông cha vẫn thường nói:
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
Tình yêu thương giữa những người anh em ruột thịt bao giờ cũng khăng khít và thiêng liêng. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé nhỏ tuổi, vì yêu thương em nên đi mua phép màu. Câu chuyện có tên: Phép màu có giá bao nhiêu?
Em trai cô bé tên là Andrew, mắc một căn bệnh nặng. Ba mẹ cô bé đã chữa chạy khắp nơi nên bây giờ không còn khả năng chi trả viện phí. Một lần, từ sau cánh cửa, cô nghe thấy ba nói với mẹ: “Chỉ có phép màu mới cứu được Andrew”. Nghe vậy, cô bé chạy ngay về phòng, kéo ra một con heo đất được cất giấu bí mật sau tủ. Cô dốc hết đống tiền lẻ rồi cặm cụi đếm. Em lẻn chạy đến hiệu thuốc gần đó. Người bán thuốc ngạc nhiên hỏi khi cô bé đặt toàn bộ số tiền của mình lên bàn: “Cháu cần mua gì?”.
- Em trai của cháu bị bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu. – Cô bé nhanh chóng đáp.
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc. – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.
Cô bé thoáng buồn nhưng đáp vội: - Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm ạ. Chỉ cần cho cháu biết phép màu giá bao nhiêu?
Trong cửa hàng lúc này cũng có một vị khách khác, ông ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: "Cháu cần loại phép màu gì?"
- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. "Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó."
- Vậy, cháu có bao nhiêu nào? – Vị khách hỏi.
Cô bé trả lời vừa đủ nghe: "Một đô la mười một xu."
Người đàn ông mỉm cười thốt lên: "Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu".
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: "Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không."
Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh. Mẹ cô bé mừng rỡ thì thầm: "Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!"
Nghe những lời đó của mẹ, cô bé mỉm cười bởi cô biết chính xác phép màu giá bao nhiêu: một đô la mười một xu. Nhưng cô không hề biết, phép màu ấy là hòa chung giữa tình yêu thương của cô dành cho em trai với lòng nhân từ của vị bác sĩ và với chính sự ngây ngô của cô.
Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?
A. Học một biết mười
B. Nhanh như cắt
C. Khỏe như voi
D. Gan như cóc tía
CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!