(ĐỀ SỐ 14 Megabook năm 2018) Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al
B. Na.
C. Mg.
D. Fe.
(ĐỀ SỐ 12 Megabook năm 2018) Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe.
D. Al.
Giải thích:
Dựa vào dãy điện hóa, tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau:
Mg > Al > Fe > Cu
=> Kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg.
Đáp án B.
(ĐỀ SỐ 13 Megabook năm 2018) Cho dãy các kim loại: Mg, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl loãng là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Giải thích:
Các kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là: Mg, Fe.
Đáp án D.
(ĐỀ SỐ 14 Megabook năm 2018) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Đốt FeS2 trong không khí.
(f) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
(ĐỀ SỐ 3 Megabook năm 2018) Cho các phát biểu sau:
(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Giải thích:
Sai. Oxit của kim loại kiềm không bị khử bởi CO.
(1) Sai. Mg không điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(2) Sai. K không khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(3) Đúng. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
3 muối thu được là CuCl2, FeCl2 và FeCl3 dư.
Đáp án B.
. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học:
a. Các kim loại: Cu, Al, Fe
b. Các kim loại: Na, Mg, Ag
c. Các kim loại: Na, Fe, Al, Ag
d. Các kim loại: Na, Mg, Al, Cu
a)
- Cho các kim loại tác dụng với dd NaOH
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Kim loại không tan: Cu, Fe
- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl dư
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Cu
b)
- Cho các kim loại tác dụng với H2O
+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ Kim loại không tan: Mg, Ag
- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Mg
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Ag
c)
- Cho các kim loại tác dụng với H2O:
+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ Kim loại không tan: Fe, Al, Ag
- Cho các kim loại còn lại tác dụng với dd NaOH:
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Kim loại không tan: Fe, Ag
- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Ag
d)
- Cho các kim loại tác dụng với H2O:
+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Na
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ Kim loại không tan: Mg, Al, Cu
- Cho các kim loại còn lại tác dụng với dd NaOH:
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Kim loại không tan: Mg, Cu
- Hòa tan 2 kim loại còn lại vào dd HCl
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: Mg
Mg+ 2HCl -->MgCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Cu
(ĐỀ SỐ 7 Megabook năm 2018) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí
(c) Cho Mg (dư) vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Nhiệt phân Mg(NO3)2.
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 (dư)
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)
(h) Nung Ag2S trong không khí.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuCl2 (dư)
Sau thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Giải thích:
Các thí nghiệm thu được kim loại sau khi phản ứng kết thúc là: (a), (c), (e), (h).
Đáp án A.
Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Pb, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng với Fe(NO3)3 trong dung dịch?
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Pb, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng với Fe(NO3)3 trong dung dịch?
A. 5.
B. 4.
C. 6
D. 3.
: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Na, Al, Cu, Mg. B. K, Na, Al, Ag.
C. Na, Fe, Cu, Mg. D. Zn, Mg, Na, Al
Câu 15: Để làm sạch kim loại Fe có lẫn tạp chất Al và Mg có thể dùng dd nào sau đây:
A. NaOH dư B. HCl dư C. ZnCl2 dư D. FeCl2 dư