Sự kiện lịch sử nào dưới đây nằm trong Cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ (11 - 3 - 1945)
B. Phả kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.
C. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940).
D. Câu A và B đúng.
Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945 năm và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều
A. Bùng nổ ở đô thị rồi tỏa về nông thôn.
B. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh du kích cục bộ.
C. Diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa từng phần
D. Diễn ra ở cả nông thôn và thành thị
Đáp án D
Xét đáp án D:
- Cao trào kháng Nhật cứu nước (sgk 12 trang 113): Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở các địa phương thuộc Cao – Bắc – Lạng, Bắc Kì và Trung Kì, Quảng Ngãi, … bao gồm cả thành thị và nông thôn.
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: có sự kết hợp hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945 năm và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều
A. Bùng nổ ở đô thị rồi tỏa về nông thôn.
B. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh du kích cục bộ.
C. Diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa từng phần.
D. Diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.
Đáp án D
Xét đáp án D:
- Cao trào kháng Nhật cứu nước (sgk 12 trang 113): Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở các địa phương thuộc Cao – Bắc – Lạng, Bắc Kì và Trung Kì, Quảng Ngãi, … bao gồm cả thành thị và nông thôn.
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: có sự kết hợp hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm
B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến
C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ
D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì
Đáp án A
Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.
Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
B. Mở đầu thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
D. Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
Đáp án D
Cao trào kháng Nhật cứu nước có ý nghĩa:
- Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển vượt bậc; kẻ thù hoang mang, suy yếu.
- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến
Cho các sự kiện sau:
1. Ngày 16-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
2. Ngày 19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.
3. Ngày 11-3-1945, khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
4. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi.
Hãy chỉ ra một sự kiện không đồng dạng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cho các sự kiện sau:
1. Ngày 16-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
2. Ngày 19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.
3. Ngày 11-3-1945, khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
4. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi.
Hãy chỉ ra một sự kiện không đồng dạng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?
A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta
B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật
C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới
Đáp án D
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".
- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.
Tại sao Đảng lại không phát động ngay một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 mà chỉ phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước và phát động khởi nghĩa từng phần, ở từng bộ phận
Bởi vì khi đó thời cơ chưa chín muồi:
-Nhật vẫn chưa đầu hàng mà khi đó vẫn còn quá mạnh so với lực lượng của chúng ta
-Lực lượng của ta chưa sẵn sàng bởi vì sự kiện đó đến rất bất ngờ, ngay lúc đảng ta cũng đang họp.
-Tầng lớp trung gian(trung, tiểu địa chủ) hiện vẫn chưa ngả hoàn toàn về phía cách mạng mà vẫn còn đang phân vân không biết nên về phe nào.
Tại sao sau cuộc đảo chính Nhật-Pháp (9/3/1945) ĐCS Đông Dương không phát lệnh tổng khởi nghĩa mà lại chủ trương tổ chức cao trào Kháng Nhật cứu nước?