Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo).
Em chú ý tới giọng kể của các nhân vật:
- Hà: nhỏ nhẹ (khi trò chuyện với thầy)
- Tuấn: vui vẻ (khi trêu đùa Hà), nhỏ nhẹ, chậm rãi (khi xin lỗi Hà)
- Thầy giáo: điềm tĩnh, trầm ấm
Phân vai theo sự hướng dẫn của thầy cô và dựng lại câu chuyện.
Phân vai, dựng lại câu chuyện.
Phân vai theo sự sắp xếp của thầy cô giáo : Ngựa, Sói và người dẫn chuyện.
- Vai Sói: giọng gian xảo, giả bộ nhân từ.
- Ngựa: điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.
- Người dẫn chuyện: vui vẻ, hài hước.
Dựng lại câu chuyện theo vai : người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo.
Dựng lại câu chuyện theo sự hướng dẫn của thầy cô, chú ý:
- Bạn Minh và Nam: giọng trong sáng, hồn nhiên, khi nhận lỗi với cô : giọng ăn năn, hối hận.
- Cô giáo: dịu dàng, ân cần và nghiêm khắc khi hỏi 2 bạn.
Phân vai dựng lại chuyện Nhà Bác học và bà cụ (Thực hiện theo sự hướng dẫn của cô giáo, thầy giáo)
Các em nghe theo sự sắp xếp phân vai của thầy cô giáo.
Phân vai (người dẫn chuyện, cô giáo, học sinh nam, học sinh nữ), dựng lại câu chuyện
Kể lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ).
Em chú ý kể lại với giọng sau:
+ Nai Nhỏ: sôi nổi, tự hào.
+ Cha Nai Nhỏ: trìu mến, vui mừng.
Phân vai theo sự sắp xếp của thầy cô.
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.
Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.
Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.
Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
1. Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?
1.
- Tranh 1: Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.
- Tranh 2: Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
- Tranh 3: Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
- Tranh 4: Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay.
- Tranh 5: Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước.
- Tranh 6: Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
2.
Phạm Bân vốn có nghề ý gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.
Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay. Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước. Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ
3. Điều đáng quý nhất là tấm lòng y đức, không vì tiền tài, vật chất, địa vị mà đặt việc cứu người lên hàng đầu.