Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 8:45

- Những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả : An, Thầy, Thưa, Bàn

- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải lùi vào 1 ô li và viết hoa.

Nguyễn Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Quốc
30 tháng 1 2016 lúc 17:13

 

                                                                                             Bài giải

                                                                            Số bạn không thích bóng đá là :

                                                                                                 32 - 28 = 4 (bạn)

                                                                            Số bạn không thích bóng bàn là :

                                                                                                  32 - 16 = 16 (bạn)

                                                                                    Số bạn thích cả hai môn là :

                                                                                            32 - (16 + 4) = 12 (bạn)

                                                                                                       Đáp số : 12 bạn

luu cong hoang long
30 tháng 5 2016 lúc 16:09

                                                             Bài giải

                                                  Số bạn không thích bóng bàn là :

                                                            32 - 28 = 4 ( bạn )

                                              Số bạn không thích bóng đá là :

                                                       32 - 16 = 16 ( bạn )  

                                               Số bạn thích cả 2 môn bóng đá và bóng bàn là :

                                                       32 - ( 4 + 16 ) = 12 ( bạn )

                                                                     Đáp số : 12 bạn thích cả 2 môn bóng đá và bóng bàn

                                                         

luu cong hoang long
30 tháng 5 2016 lúc 16:16

NHỚ K HEN

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 11 2023 lúc 0:24

Bàn tay khéo léo của cô tạo nên bao điều diệu kì.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 11 2023 lúc 0:24

Đôi bàn tay cô thật khéo léo làm ra những món đồ xinh xắn, dễ thương. Em rất yêu đôi bàn tay cô.

Trần Thị Mai
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Ai cũng cần được yêu thương và yêu thương ai đó. Chúng ta thường bỏ đi vì muốn biết ai sẽ theo mình. Chúng ta khóc để xem ai sẽ lau đi giọt lệ. Và chúng ta để trái tim tan vỡ, muốn thấy ai sẽ đến và chữa lành trái tim ta. Trái tim không tình yêu thương thì cũng chẳng khác gì dòng sông không có nước, ban ngày không có ánh sáng mặt trời. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng chắc chắc sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Bạn tham khảo ở:https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/suy-nghi-ve-noi-dung-cau-chuyen-ban-tay-co-giao-faq312129.html

Thư Phan
29 tháng 11 2021 lúc 21:35

Tham khảo

 

    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn rất nhiều câu chuyện cảm động mà tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích. Những câu chuyện đó xoay quanh tình yêu thương, sự quan tâm giữa con người với nhau. Và có rất nhiều tình yêu thương, sự quan tâm, an ủi tốt đẹp, xuất phát từ tấm lòng chân thành đã trở thành nguồn động viên, an ủi cho một ai đó dễ dàng vượt qua khó khăn. Câu chuyện Bàn tay yêu thương là một trong những số đó.

      Đây là một câu chuyện ngắn kể về cô bé tật nguyền Douglas. Trong một giờ học vẽ, cô giáo đã bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Trong khi cô thầm nghĩ rằng học sinh sẽ vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, hay những quyển truyện tranh,… thì Douglas lại vẽ "một bàn tay". Và bức tranh về một bàn tay ấy đã cuốn hút cả lớp. Có bạn đoán rằng đó là "bàn tay bác nông dân”, một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.

      Vậy, chúng ta tự  hỏi vì sao Douglas không vẽ bất cứ thứ gì khác mà vẽ bàn tay của cô giáo. Vì chính bàn tay ấm áp này đã dắt Douglas bước ra sân, bởi "em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo". Bàn tay và những cử chỉ yêu thương tưởng chừng như nhỏ bé ấy nhưng đối với cô bé tật nguyền Douglas thì bàn tay ấy đã trở thành một biểu tượng của tình yêu thương lớn lao: "bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương".

 

 

     Cô cũng dắt các bạn khác, cô cũng làm những hành động tương tự như khi cô làm với Douglas. Với những cô bé, cậu bé bình thường khác thì hành động của cô hoàn toàn bình thường, nhưng với cô bé tật nguyền, hành động ấy đã không dừng lại ở việc dắt tay mà là cả một bầu trời yêu thương, quan tâm, giúp đỡ. Chính những việc làm yêu thương của cô giáo đã giúp cô bé vượt lên khỏi nỗi đau, có được nhiều niềm vui, niềm tin yêu trong cuộc sống. Việc làm của cô tưởng chừng nhỏ bé nhưng đã lay động được tâm hồn của một cô bé yếu ớt, tật nguyền. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương không chỉ được bộc lộc qua những lời nói, động viên, mà còn được thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành.

     Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người thờ ơ, lãnh đạm với những số phận bất hạnh. Họ đi qua nỗi đau của người khác một cách dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Đó là những con người đáng lên án, đáng phê phán vì đi ngược lại với truyền thống "Thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam. Hãy yêu thương người khác, và thể hiện tình yêu thương ấy bằng những hành động nhỏ bé. Câu chuyện nhắc chúng ta nhớ đến Cô bé bán diêm của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen. Giá như trong cái đêm giao thừa giá rét ấy, cũng có một bàn tay yêu thương giang ra giúp đỡ cô bé, cho cô bé một chút thức ăn, giúp cô bé sưởi ấm một chút thì cô bé đã không phải chết đi một cách tội nghiệp như thế. Bàn tay yêu thương quả thực có ý nghĩa lớn lao biết bao!

     Tóm lại, là một câu chuyện ngắn, nhưng Bàn tay yêu thương đã mang lại cho người đọc nhiều bài học quý giá. Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại cách sống của bản thân mình, bớt đi những gì là hẹp hòi, ích kỷ; để biết quan tâm hơn đến đồng loại, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Chính những hành động nhỏ ấy sẽ có ý nghĩa lớn lao, giúp cho cuộc sống trở nên đáng sống hơn, tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Ngô Minh Quang
Xem chi tiết
Vũ Ngọc	Bích
30 tháng 1 2022 lúc 22:50

Trả lời : Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước.

Khách vãng lai đã xóa
Dâu Evil
Xem chi tiết
Trần Anh Đức
15 tháng 2 2022 lúc 20:49

ĐÁP ÁN D NHA!

Khách vãng lai đã xóa
Trần Duy Quang
21 tháng 3 2022 lúc 12:36

d nha bạn

Trần Thành Lương
18 tháng 7 2022 lúc 7:44

D

 

Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Rokusuke
24 tháng 7 2018 lúc 7:38

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!