Cho tam giác ABC. Từ điểm M trên cạnh BC vẽ M D / / A B , M E / / A C D ∈ A C , E ∈ A B . Xác định vị trí của điểm M để tia MA là tia phân giác của góc DME
Cho tam giác ABC vuông góc tại . Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD=BA. Tia phân giác góc ABC cắt cạnh BC tại E.
a) C/m tam giác BAE = tam giác BDE
b) C/m ED vuông góc với BC
c) C/m AE= DE
d) Trên tia đối của tia AB lấy điểm I sao cho AI= DC. C/m tam giác AEI= tam giác DEC. Từ đó c/m ba điểm D,E,I thẳng hàng.
a, xét tam giác BAE và tam giác BDE có : BE chung
góc ABE = góc DBE do BE là phân giác của góc ABC (gt)
AB = BD (gt)
=> tam giác BAE = tam giác BDE (c-g-c)
b, tam giác BAE = tam giác BDE (câu a)
=> góc BAE = góc BDE (đn)
mà óc BAE = 90 do tam giác ABC vuông tại A (gt)
=> góc BDE = 90
=> ED _|_ BC (đn)
c, tam giác BAE = tam giác BDE (Câu a)
=> AE = DE (đn)
d, gọi BE cắt CI tại O
AB = BD (gt)
AI = DC (gt)
AB + AI = BI
BD + DC = BC
=> BI = BC
xét tam giác IOB và tam giác COB có : OB chung
góc IBO = góc CBO do BO là phân giác của góc IBC (gt)
=> tam giác IOB = tam giác COB (c-g-c)
=> góc IOB = góc COB (đn)
mà góc IOB + góc COB = 180 (kb)
=> góc IOB = 180 : 2 = 90
=> BO _|_ CI (đn)
CA _|_ AB do góc BAC = 90
xét tam giác IBC
=> ID _|_ BC (tc)
mà ED _|_ BC (câu b)
=> I; E; D thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A(AB<AC). Trên cạnh BC lấy D sao cho BD=BA. Vẽ tia phân giác góc ABC cắt AC tại I.
a)C/m Tam giác BAI= tam giác BDI
b) Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho BE=BC, tia BI cắt EC tại M
c) C/m: 3 điểm E,I,D thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A, tỉ số 2 cạnh AB và BC bằng 1/2. Vẽ phân giác BD (D thuộc AC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao BE=BA, DE cắt BA tại E
a) c/m: DA=DE
b) c/m: AE // FC
c) từ A kẻ đường thẳng // với BC cắt FC tại G. C/m: B, D, G thẳng hàng
a. Vì BD là tia phân giác góc ABE
=> góc ABD = góc EBD
Xét tam giác ABD và tam giác EBD:
BA = BE
góc ABD = góc EBD
BD chung
=> tam giác ABD = tam giác EBD (c-g-c)
=> DA = DE (2 cạnh tương ứng)
b,c. ko có điểm F nên ko chứng minh được
Cho tam giác ABC cân tại A . Vẽ AM vuông góc với BC ( M thuộc BC )
a) Chứng minh tam giác ABM = tam giác ACM
b) trên cạnh AB lấy điểm D , trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE . Chứng minh tam giác ABE = tam giác ACD và DE song song với BC
c) Gọi I là giao điểm của BE và CD . Chứng minh AI là tia phân giác của góc BAC
a: Xét ΔABM vuông tại M và ΔACM vuông tại M có
AB=AC
AM chung
Do đó: ΔABM=ΔACM
b: Xét ΔABE và ΔACD có
AB=AC
\(\widehat{BAE}\) chung
AE=AD
Do đó: ΔABE=ΔACD
Xét ΔABC có \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AE}{AC}\)
nên DE//BC
c: Ta có: AD+DB=AB
AE+EC=AC
mà AD=AE và AB=AC
nên DB=EC
Xét ΔDBC và ΔECB có
DB=EC
\(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)
BC chung
Do đó: ΔDBC=ΔECB
=>\(\widehat{DCB}=\widehat{EBC}\)
=>\(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)
=>ΔIBC cân tại I
Xét ΔAIB và ΔAIC có
AI chung
IB=IC
AB=AC
Do đó: ΔAIB=ΔAIC
=>\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)
=>AI là phân giác của góc BAC
a) Ta có: \(BC^2=13^2=169\)
\(AB^2+AC^2=5^2+12^2=169\)
Do đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)(=169)
Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)(cmt)
nên ΔABC vuông tại A(Định lí Pytago đảo)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm M thuộc cạnh BC. Từ M vẽ các đường thẳng vuông góc với cạnh AB ở D và với cạnh AC ở E.
a) Chứng minh AM = DE
b) Gọi I là điểm đối xứng của D qua A và K là điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh rằng các đoạn thẳng IK, DE, AM đồng quy tại trung điểm O của mỗi đoạn
c) Gọi AH là đường cao của tam giác ABC (H thuộc BC). Tính số đo góc DHE
d) Tìm vị trí của điểm M trên cạnh BC để tứ giác DIEK là hình thoi
Cho tam giác ABC vuông tại A. trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Tia phân giác góc B cắt AC ở E
a. C/m: Tam giác BEA = tam giác BED.
b. Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với BE tại H. CH cắt AB tại F. C/m: BF = BC.
c. C/m: tam giác BAC = tam giác BDF và c/m: D, E, F thẳng hàng
a: Xét ΔBAE và ΔBDE có
BA=BD
\(\widehat{ABE}=\widehat{DBE}\)
BE chung
Do đó: ΔBAE=ΔBDE
b: Xét ΔBFC có
BH là đường cao
BH là đường phân giác
Do đó: ΔBFC cân tại B
c: Ta có: ΔBFC cân tại B
=>BF=BC
Xét ΔBDF và ΔBAC có
BD=BA
\(\widehat{DBF}\) chung
BF=BC
Do đó: ΔBDF=ΔBAC
=>\(\widehat{BDF}=\widehat{BAC}=90^0\)
Ta có: ΔBAE=ΔBDE
=>\(\widehat{BAE}=\widehat{BDE}\)
mà \(\widehat{BAE}=90^0\)
nên \(\widehat{BDE}=90^0\)
mà \(\widehat{BDF}=90^0\)
và DE,DF có điểm chung là D
nên D,E,F thẳng hàng
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD=AE, các đường thẳng vuông góc vẽ từ A và E với CD cắt BC ở G và H. Đường thẳng EH và đường thẳng AB cắt nhau ở M. Đường thẳng vẽ từ A song song với BC cắt HM tại I.CMR:
a) Tam giác ACD= tam giác AME
b)Tam giác AGB= tam giác MIA
c)BG=GH
cho tam giác ABC có AB=AC. Gọi M là trung điểm của BC. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD= AE a) chứng minh tam giác ABM= tam giác ACM
a) Chứng minh: tam giác ABM= tam giác ACM
b) Chứng minh AM vuông góc BC
c) Chứng minh tam giác ADM = tam giác AEM
d) Gọi H là trung điểm của cạnh EC. Từ C vẽ đường thẳng song song với cạnh ME, đường thẳng này cắt tia MH tại F. Chứng minh ba điểm D;E;F thẳng hang
Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ AH\(\perp\)BC tại H.
a) Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD=AH. Gọi I là trung điểm của HD. C/m tam giác ADI = tam giác AHI.
b) Tia AI cắt cạnh HC tại K. C/m: AB // KD.
c) Trên tia đối tia HA lấy điểm E sao cho HE=DC. C/m 3 điểm D, K, E thẳng hàng.
a) Xét \(\Delta ADI\)và \(\Delta AHI\),ta có:
-AD=AH (GT)
AI chung
DI = HI (GT- I là trung điểm HD )
=> \(\Delta ADI=\Delta AHI\left(c.c.c\right)\)
b) từ a, suy ra \(\widehat{HAI}=\widehat{DAI}\)hay \(\widehat{HAK}=\widehat{DAK}\)
Xét \(\Delta AHK\)và \(\Delta ADK\), ta có:
AH = AD (gt)
\(\widehat{HAK}=\widehat{DAK}\)( chứng minh trên)
AK chung
=> \(\Delta AHK=\Delta ADK\left(c.g.c\right)\)
=> \(\widehat{ADK}=\widehat{AHK}=90^o\)
=> \(DK\perp AC\)
mà \(AB\perp AC\)
=> DK // AB (1)
c, nối E với D
- Xét \(\Delta ADE\)và \(\Delta AHC\), ta có:
AD=AH(gt)
\(\widehat{DAE}=\widehat{HAC}\)( chung góc A)
AE = AC ( vì AH=AD, HE= DC=> AH+HE = AD+DC => AE=AC)
=>\(\Delta ADE=\Delta AHC\left(c.g.c\right)\)
=> \(\widehat{ADE}=\widehat{AHC}=90^o\) hay \(DE\perp AC\)=> DE // AB (2)
Từ (1) và (2) , suy ra D,K,E thẳng hàng (đpcm)