Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
4 tháng 9 2023 lúc 14:01

Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:

+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân

+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside

+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.

Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:

+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên

- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen: 

+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose. 

+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).

+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.

- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:

+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.

+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.

Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.

- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:

+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.

+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.

+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.

Hoàng
Xem chi tiết
Buddy
8 tháng 3 2022 lúc 20:37

1. Polime là những chất có (phân tử khối) rất lớn do nhiều (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

2.

Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protein (do có sẵn trong tự nhiên).Polime tổng hợp: polietilen, poli (vinyl clorua), cao su buna; (được tổng hợp từ hợp chất khác).
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
28 tháng 1 2018 lúc 11:26

Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.

Đáp án B

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
4 tháng 10 2018 lúc 4:15

Chọn đáp án A

 

Tinh bột và xenlulozơ đều tạo thành từ glucozơ chỉ khác nhau ở cấu tạo gốc glucozơ này là α  hay β  dẫn đến khác nhau về liên kết glicozit.

Minh Ngọc
Xem chi tiết
Sad boy
8 tháng 6 2021 lúc 17:09

Tham khảo

Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. - Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào  thể màu. - Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục  chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.

Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơNhững điểm giống nhau:Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.Đều phân bố trong môi trường nước.Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
ひまわり(In my personal...
8 tháng 6 2021 lúc 17:15

  Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

- Cấu tạo của tảo xoắn 

+ Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi.

+ Mỗi tế bào gồm có vách tế bào, thể màu và nhân.

- Cấu tạo của rong mơ 

+ Rong mơ chưa có thân, rễ và lá thật vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt được các loại mô. Đặc biệt là chưa có mô dẫn (do đó nó phải sống dưới nước).

+ Bộ phận giống quả (màu trắng) không phải là quả mà thực chất chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.

Giữa chúng có những điểm gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau 

+ Cùng dống nhau về hình thức sinh sản là hữu tính.

- Khác nhau 

* Tảo xoắn

- Nơi sống : nước ngọt

- Sinh sản:

+ Sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới.

+ Hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau tạo thành hợp tử, từ đó cho ra cơ thể mới.

* Tảo rong mơ 

- Nơi sống : nước mặn

- Sinh sản:

+ Sinh dưỡng.

+ Hữu tính: kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.

IamnotThanhTrung
8 tháng 6 2021 lúc 17:17

Tham khảo:

- Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ:

+) Tảo xoắn: màu lục, hình sợi mảnh, cơ thể đa bào, mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.

 +) Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu, dạng cành cây, cơ thể đa bào.

- so sánh:

 Tảo xoắnTảo rong mơ
Giống nhau

 - Có cấu tạo đa bào

 - Có chứa chất diệp lục

 - Sinh sản theo hình thức hữu tính.

 
Khác nhau

- Có màu lục

- Có dạng sợi mảnh

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử

- Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước… (nước ngọt)

- Có màu nâu

- Có dạng cành cây

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử.

- Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn)

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 13:04

- Giống nhau: hydrocarbon thơm, alkane và alkene đều được cấu tạo bởi nguyên tố C và nguyên tố H.

- Khác nhau:

+ Hydrocarbon thơm có vòng benzene.

+ Alkane và alkene là những hydrocarbon mạch hở, không có vòng benzene.

Khang Nguyễn
Xem chi tiết

TP muối: 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc một hay nhiều ion dương với một hay nhiều gốc axit/gốc muối

TP axit: 1 hay nhiều nguyên tử H với 1 gốc muối

TP bazo: Một nguyên tử kim loại với một hay nhiều gốc -OH

Dân Chơi
Xem chi tiết
Rosé
Xem chi tiết
Mun Kute
26 tháng 10 2021 lúc 20:13

Mk mún giúp lắm  nhưng mà mk lười đánh máy quá

Milly BLINK ARMY 97
26 tháng 10 2021 lúc 23:55

Câu 1:

- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau.

- Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.

Câu 2:

- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.

- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào:

+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin.

+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất

+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào: 

+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền

+ Nhân con: Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

Câu 3: 

*Tế bào nhân sơ:

- Có ở tế bào vi khuẩn.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.

- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

- Không có khung xương định hình tế bào.

*Tế bào nhân thực:

- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

- Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.

- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

- Kích thước lớn hơn.

- Có khung xương định hình tế bào.

Câu 4:

*Giống nhau :

- Đều là tế bào nhân thực .

- Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng.

- Thành phần đều có cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ :protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...

*Khác nhau:

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

- Dị dưỡng

- Tự dưỡng

- Hình dạng không nhất định

- Hình dạng ổn định

- Thường có khả năng chuyển động

- Rất ít khi có khả năng chuyển động

- Không có lục lạp

- Có tế bào lục lạp

- Không có không bào

- Có không bào lớn

- Chất dự trữ là glycogen

- Dự trữ bằng hạt tinh bột

- Không có thành xenlulozơ

- Có màng thành xenlulozơ

- Phân bào có sao ,phân chia tế bào chất bằng eo thắt lưng ở giữa

- Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vách ngăn

Câu 5:

- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.

- Từ tế bào mới hình thành → Tế bào đang lớn → tế bào trưởng thành.