Đọc trị số của các điện trở kĩ thuật cùng loại như hình 10.4a có trong bộ dụng cụ thí nghiệm
Hãy nhận dạng hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật nêu dưới đây.
Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở (hình 10.4a)
Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn điện trở (hình 10.4b và hình 2 ở bìa 3).
Cách 1: Các điện trở có kích thước lớn thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.
Cách 2: Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo một quy ước chung của thế giới (xem bảng 1 SGK. Trang 31).
Cách đọc: Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu
Các điện trở dùng trong kĩ thuật có cấu tạo như thế nào? Có các cách nào để ghi trị số điện trở của nó?
Trong kĩ thuật, như các mạch radio, ti vi, vi mạch điện tử ….người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lớn tới vài trăm mêgaôm.
Một vi mạch có các điện trở dùng trong kĩ thuật
Các điện trở này có cấu tạo là một lớp than hay kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện bằng sứ.
Trị số của điện trở có thể ghi trên thân điện trở hoặc các vòng màu trên điện trở.
Điện trở có trị số ghi trên thân điện trở.
Hai nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r được mắc thành bộ nguồn và được mắc với điện trở R = 11 Ω như sơ đồ Hình 10.4.
Trong trường hợp Hình 10.4a thì dòng điện chạy qua R có cường độ I 1 = 0,4 A ; còn trong trường hợp Hình 10.4b thì dòng điện chạy qua R có cường độ I 2 = 0,25 A.
Tính suất điện động E và điện trở trong r.
Với sơ đồ mạch điện Hình 10.4a, hai nguồn được mắc nối tiếp và ta có :
U 1 = I 1 R = 2E – 2 I 1 r.
Thay các giá trị bằng số ta đi tới phương trình :
2,2 = E - 0,4r (1)
Với sơ đồ mạch điện Hình 10.4b, hai nguồn được mắc song song và ta có :
U 2 = I 2 R = E - 1/2 Ir.
Thay các giá trị bằng số ta đi tới phương trình :
2,75 = E - 0,125r (2)
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được các giá trị cần tìm là :
E - 3 V và r = 2 Ω
Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của Radio, tivi… người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể tới vài trăm megavon (1MΩ = 106Ω ). Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện (thường bằng sứ). Hãy giải thích vì sao lớp than hay lớp kim loại mỏng đó lại có điện trở lớn.
Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện (thường bằng sứ), nên khi áp điện vào hai đầu thì điện trở tham gia vào mạch sẽ có tiết diện S rất nhỏ (không được nhầm lẫn với tiết diện của lõi sứ)
Mặt khác nên khi S rất nhỏ thì R rất lớn, có thể lên đến cỡ MΩ
Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của rađio, tivi, ... người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lên tới vài trăm megaom. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện (thường bằng sứ). Phương án nào sau đây giải thích được vì sao lớp than hay lớp kim loại đó lại có điện trở lớn.
A. Vì khối này như một điện trở có bề dày lớn
B. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ
C. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S lớn
D. Vì khối này như một điện trở có chiều dài rất lớn
Ta có:
Than hay lớp kim loại là chất dẫn điện, nếu lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện thì chỉ có lớp mỏng này dẫn điện, lõi sứ bên trong không dẫn điện.
Vì vậy khối này giống như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ. Bề dày của lớp than hay kim loại này càng mỏng thì tiết diện S càng nhỏ.
Mà điện trở: tỉ lệ nghịch với S nên điện trở R rất lớn.
Đáp án: B
Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác để kiểm chứng tính mạnh yếu của dòng điện. Tiến hành thí nghiệm (nếu có điều kiện).
Tham khảo:
* Mục đích:
Kiểm chứng tác dụng mạnh hay yếu của dòng diện.
* Dụng cụ:
– Pin (1), các dây nối (2) và khoá K (3).
– Biến trở (là điện trở có giá trị có thể thay đổi được) (4).
– Ampe kế (5).
– Bóng đèn sợi đốt (6).
* Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sơ đồ trong Hình 16.3.
Bước 2: Đóng khoá K, điều chỉnh biến trở. Ứng với mỗi giá trị của biến trở, ghi nhận giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế và nhận xét về độ sáng của bóng đèn.
* Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế khi thay đổi giá trị của biến trở.
Hoàn thành :
- Bút thử điện :
+ Số liệu kỹ thuật ( hoặc đặc điểm cấu tạo):..........
+ bộ phận cách điện của dụng cụ : .............
- Kìm điện :
+ số liệu kĩ thuật ( hoặc đặc điểm cấu tạo ):...........
+ bộ phận cách điện của dụng cụ : ...............
- Tua vít :
+ số liệu kĩ thuật (hoặc đặc điểm cấu tạo ):............
+ bộ phận cách điện của dụng cụ : ..............
Trong phòng thí nghiệm, khí c được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. NO CO2, H2, Cl2.
B. NO2, Cl2, CO2, SO2.
C. N2O, NH3, H2, H2S.
D. N2, CO2, SO2, NH3.
+) Khí C được điều chế bằng cách cho dung dịch B tác dụng với chất rắn A ở nhiệt độ thường.
+) Khí C được thu bằng cách đẩy không khí và ngửa bình nên C không phản ứng với O2 ở nhiệt độ thường và nặng hơn không khí.
Các khí thỏa mãn:
NO2: (A: Cu; B: HNO3)
Cl2 (A: KMnO4; B: HCl đặc)
CO2 (A: CaCO3; B: HCl loãng)
SO2 (A: Cu; B: H2SO4 đặc).
Dãy các chất thỏa mãn: NO2, Cl2, CO2, SO2.
Loại các đáp án khác vì:
+) H2 nhẹ hơn không khí,
+) N2 nhẹ hơn không khí, điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO2.
+) N2O được điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO3
=> Chọn đáp án B.
Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. H2, CO2, C2H6, Cl2.
B. N2O, CO, H2, H2S.
C. NO2, Cl2, CO2, SO2.
D. N2, CO2, SO2, NH3.
Đáp án C
Định hướng tư duy giải
Đây là phương pháp đẩy không khí nên dùng để thu các khí nhẹ hơn không khí có M < 28 (là phân tử khối của N2)