NHẬN biết các dung dịch không nhãn : H2SO4 , NaCl, KOH, BaCl2
Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2 H2SO4.
A. KCl B. Dung dịch NaOH C. dung dich NaNO3 D. Dung dịch BaCl2
Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, NaCl, KOH, BaCl2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.
Cần gấp!!!!!!!!
- Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
- Cho quỳ tím vào từng mẫu thử:
+ Quỳ tím hóa đỏ: \(HCl\)
+ Quỳ tím hóa xanh: \(KOH\)
+ Quỳ tím không đổi màu: \(NaCl,BaCl_2\)
- Nhỏ một ít dung dịch \(H_2SO_4\) vào hai mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: \(BaCl_2\)
\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
+ Không hiện tượng: \(NaCl\)
Câu 3: a. Có 4 lọ không nhân mỗi lọ đựng các dung dịch sau: KOH, Na2SO4 Nacl, H2SO4 làm thế nào để nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết PTHH xảy ra( nếu có). b/ Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Ba(OH)2 ; KOH ; H2SO4 ; HNO3 ; Nacl ; NaNO3
a)
- Cho các dd tác dụng với quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển đỏ: H2SO4
+ Quỳ tím chuyển xanh: KOH
+ Quỳ tím không chuyển màu: Na2SO4, NaCl
- Cho 2 dd còn lại tác dụng với dd BaCl2
+ Kết tủa trắng: Na2SO4
\(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2NaCl\)
+ Không hiện tượng: NaCl
b)
- Cho các dd tác dụng với quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển xanh: Ba(OH)2, KOH (1)
+ Quỳ tím chuyển đỏ: H2SO4, HNO3 (2)
+ Quỳ tím không chuyển màu: NaCl, NaNO3 (3)
- Cho dd ở (1) tác dụng với dd Na2SO4:
+ Kết tủa trắng: Ba(OH)2
\(Ba\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2NaOH\)
+ Không hiện tượng: KOH
- Cho 2 dd ở (2) tác dụng với dd BaCl2
+ Kết tủa trắng: H2SO4
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
+ Không hiện tượng: HNO3
- Cho 2 dd ở (3) tác dụng với dd AgNO3
+ Kết tủa trắng: NaCl
\(NaCl+AgNO_3\rightarrow AgCl\downarrow+NaNO_3\)
+ Không hiện tượng: NaNO3
Bài 4: Cho các dung dịch trong suốt bị mất nhãn sau: H2O, NaCl, H2SO4, KOH hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên.
Cho thử quỳ tím:
- Chuyển đỏ -> H2SO4
- Chuyển xanh -> KOH
- Không đổi màu -> NaCl, H2O
Mang 2 chất chưa nhận biết được đi cô cạn:
- Bị bay hơi-> H2O
- Không bị bay hơi -> NaCl
Chỉ dùng phenolphthalein nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: KOH, Na2CO3, H2SO4, BaCl2, NaCl
Trích mẫu thử:
- Cho phenolphtalein vào các mẫu thử:
+ Nếu phenolphtalein hóa hồng là KOH
+ Nếu phenolphtalein không đổi màu là NaCl, Na2CO3, H2SO4, BaCl2
- Cho các dung dịch NaCl, Na2CO3, H2SO4, BaCl2 vào phenolphtalein có lẫn KOH:
+ Nếu phenolphtalein mất màu là H2SO4
H2SO4 + 2KOH ---> K2SO4 + 2H2O
+ Nếu không có phản ứng là các chất còn lại.
- Cho H2SO4 vừa thu được vào các chất còn lại:
+ Nếu có kết tủa trắng là BaCl2
\(BaCl_2+H_2SO_4--->BaSO_4\downarrow+2HCl\)
+ Nếu có khí thoát ra là Na2CO3
\(Na_2CO_3+H_2SO_4--->Na_2SO_4+CO_2\uparrow+H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng là NaCl
2NaCl + H2SO4 ---> Na2SO4 + 2HCl
Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H 2 S O 4 , B a C l 2 , N a C l
A. Quỳ tím
B. N a 2 C O 3
C. NaOH
D. A và B đều được
Chỉ dùng Phenolphtalein hãy nhận biết 5 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaNO3, KOH, K2SO4, BaCl2
_ Trích mẫu thử.
_ Cho pp vào từng mẫu thử.
+ Dung dịch chuyển hồng, đó là KOH.
+ Không hiện tượng: H2SO4, NaNO3, K2SO4, BaCl2. (1)
_ Nhỏ mẫu thử nhóm (1) đến dư vào ống nghiệm chứa KOH có pp.
+ Dung dịch mất màu hồng, đó là H2SO4.
PT: \(2KOH+H_2SO_4\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\)
+ Không hiện tượng: NaNO3, K2SO4, BaCl2. (2)
_ Cho mẫu thử nhóm (2) tác dụng với H2SO4 vừa nhận biết được.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2.
PT: \(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow2HCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Không hiện tượng: NaNO3, K2SO4. (3)
_ Cho mẫu thử nhóm (3) tác dụng với BaCl2 vừa nhận biết được.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4.
PT: \(K_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2KCl+BaSO_4\downarrow\)
+ Không hiện tượng: NaNO3.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
Chỉ dùng Phenolphtalein hãy nhận biết 5 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, NaNO3, KOH, K2SO4, BaCl2
+ Làm Phenolphtalein hóa hồng : KOH
+ Không hiện tượng : H2SO4, NaNO3, K2SO4, BaCl2
Cho các chất trên tác dụng lần lượt với nhau
H2SO4 | NaNO3 | K2SO4 | BaCl2 | |
H2SO4 | _ | _ | _ | kết tủa |
NaNO3 | _ | _ | _ | _ |
K2SO4 | _ | _ | _ | kết tủa |
BaCl2 | kết tủa | _ | kết tủa | _ |
Từ bảng ta có
Chất nào phản ứng tạo 2 kết tủa : BaCl2
Chất không có hiện tượng : NaNO3
Chất chỉ tạo 1 kết tủa : H2SO4, K2SO4
Cho KOH vào 2 dung dịch chỉ tạo 1 kết tủa
+ Có phản ứng, tỏa nhiệt : H2SO4
H2SO4 + 2KOH ----------> K2SO4 + 2H2O
+ Không hiện tượng : K2SO4
bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a, HNO3, NaCl, Ba(OH)2
b, NaCl, NaOH, H2SO4
c, KOH, KNO3, HCl
d, Na2SO4, NaOH, H2SO4
a, Cho tác dụng với dd Na2CO3
=> tạo khí: HNO3: Na2CO3 +HNO3 --> 2NaNO3 +H2O +CO2
=> tạo ktua trắng: Ba(OH)2+Na2CO3 --> BaCO3+2NaOH
=> ko hiện tượng: NaCl
b, Cho tác dụng với Ba(HCO3)2
=> tạo ktua trắng: NaOH: 2NaOH+Ba(HCO3)2 --> BaCO3+Na2CO3+2H2O
=> tạo ktua trắng và khí ko màu: H2SO4: H2SO4+Ba(HCO3)2 --> BaSO4+2H2O+2CO2
=> ko hiện tượng: NaCl
c, Cho tác dụng với CuCl2
=> tạo ktua: KOH: 2KOH+CuCl2 --> Cu(OH)2+2KCl
=> ko hiện tượng: KNO3; HCl
- Cho phần ko hiện tượng tác dụng với Fe
=> tạo khí: Fe+2HCl --> FeCl2+H2
=> ko ht: KNO3
d, Cho tác dụng với Ba(HCO3)2
=> tạo ktua+khí ko màu: H2SO4: Ba(HCO3)2+H2SO4 --> BaSO4+2H2O+2CO2
=> tạo ktua: Na2SO4; NaOH
Na2SO4+Ba(HCO3)2 --> BaSO4+2NaHCO3
2NaOH+Ba(HCO3)2 --> BaCO3+Na2CO3+2H2O
- Sục CO2 vào phần ktua thu được
=> Ktua ko tan: Na2SO4
=> ktua tan: NaOH: BaCO3+CO2+H2O --> Ba(HCO3)2
Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau đây: NH4HSO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; H2SO4.
- Đun nóng từng dd cho đến khi bay hơi
+) Dung dịch không bay hơi: H2SO4
+) Dung dịch bay hơi hết: HCl
+) Dung dịch bay hơi nhưng để lại cặn: NH4HSO4, Ba(OH)2, NaCl và BaCl2
- Dùng quỳ tím
+) Quỳ tím hóa xanh: Ba(OH)2
+) Quỳ tím hóa đỏ: NH4HSO4
+) Quỳ tím không đổi màu: NaCl và BaCl2
- Đổ dd H2SO4 vừa nhận biết được vào 2 dd còn lại
+) Xuất hiện kết tủa: BaCl2
PTHH: \(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2HCl+BaSO_4\downarrow\)
+) Không hiện tượng: NaCl