Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 12 2019 lúc 11:54

e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 7 2019 lúc 3:07

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2017 lúc 14:31

a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp

- Viên đội sếp tay: quát tháo

- Chú bé con: thầm thì

- Chị con gái: thốt ra

- Anh sinh viên: kêu lên

- Bác cu-li xe: thở dài

- Nhà nho: lẩm bẩm

Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:

- Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

- Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú

- Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn

- Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng

Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu

→ Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 3 2019 lúc 3:36

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2019 lúc 14:20

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2017 lúc 5:47
  Anh Mịch Ông lí
Vị thế

- Vị thế xã hội thấp (giai cấp bị trị, bị áp bức, o ép)

- Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

- Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị

- Thừa lệnh bắt người đi xem bóng đá

Lời nói Hành động nói: cầu xin, van lạy - Hách dịch, trịch thượng, quát tháo
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:37

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là! → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

Nhi Yến
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 16:14

Tham khảo:

- Cốt truyện: Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về.

- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo).

- Các nhân vật: Lão Hạc; ông giáo; Binh Tư; cậu Vàng. Nhân vật chính: lão Hạc.

- Tình huống truyện:

       + Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng.
       + Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội
 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng.