Cho tam giác ABC. X, Y lần lượt là hình chiếu của A trên các đường phân giác trong và phân giác ngoài của góc B. Z, T lần lượt là hình chiếu của A trên các đường phân giác trong và phân giác ngoài của góc C. CMR bốn điểm X, Y, Z, T thẳng hàng.
Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của điểm A trên đường phân giác trong và ngoài của góc B; E, F lần lượt là hình chiếu của điểm A trên đường phân giác trong và ngoài của góc C.
a) Chứng minh bốn điểm M, N, E, F thẳng hàng.
b) Tính độ dài cạnh NF theo các cạnh của tam giác ABC.
Cho tam giác ABC, gọi M,N lần lượt là hình chiếu của A trên đường phân giác trong và ngoài của góc B
Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của A trên đường phân giác trong và ngoài của góc C.
a ) Chứng minh rằng 4 điểm M, N, E, F thẳng hàng.
b ) Tính độ dài đoạn NF theo các cạnh của tam giác ABC
a) Kéo dài các tia AN; AE; AM; AF cho chúng cắt đường thẳng BC theo thứ tự tại các điểm G;H;I;K.
Xét \(\Delta\)ABI có: BM là phân giác ^ABI và BM vuông góc AI (tại M) => \(\Delta\)ABI cân tại B
=> BM đồng thời là đường trung tuyến \(\Delta\)ABI => M là trung điểm AI
C/m tương tự, ta có: N;E;F lần lượt là trung điểm của AG;AH;AK
Xét \(\Delta\)GAH: N là trung điểm AG; E là trung điểm AH => NE là đường trung bình \(\Delta\)GAH
=> NE // GH hay NE // BC (1)
Tương tự: MF // BC (2); NF // BC (3)
Từ (1); (2) và (3) => 4 điểm M;N;E;F thẳng hàng (Theo tiên đề Ơ-clit) (đpcm).
b) Theo câu a ta có: NF là đường trung bình \(\Delta\)AGK => \(NF=\frac{GK}{2}=\frac{BG+BC+CK}{2}\)(*)
Lại có: \(\Delta\)ABG cân ở B; \(\Delta\)ACK cân ở C (câu a) nên BG = AB; CK = AC
Thế vào (*) thì được: \(NF=\frac{AB+BC+AC}{2}\),
KL: ...
Cho tam giác ABC. Điểm M, N lần lượt là hình chiếu của A trên các đường phân giác trong và ngoài của góc B. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của A trên các đường phân giác trong và ngoài góc C.
a. AMNB là hcn? AECF là hcn?
b. M, N, E, F thẳng hàng?
c. so sánh độ dài của NF với chu vi tam giác ABC
(may kiểm tra một tiết toán hình rồi ai giúp mk bài với! hu..hu...)
(cảm ơn trước nhé!)
Cho tam giác ABC. Gọi E, F lần lượt là trung điểm AB, AC. Gọi M, N, P, Q lần lượt là hình chiếu của A trên 2 đường phân giác trong và ngoài của góc B và C. Cmr
a) Các tứ giác AMBN, ACPQ là hình chữ nhật
b) M, N, P, Q, E, F thẳng hàng
a/ Vì BM và CQ lần lượt là tia phân giác ngoài của các tia phân giác trong góc B,C nên góc MBN = góc PCQ = 90 độ
Xét tam giác AEN và tam giác BEM có AE = EB ; góc BEM = góc AEN (đối đỉnh) , góc MBE = góc EAN (cùng phụ góc ABN)
=> Tam giác AEN = tam giác BEM (c.g.c) => EM = EN
Suy ra AMBN là hình bình hành vì tứ giác này có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
Mà có một góc bằng 90 độ => AMBN là hình chữ nhật
Chứng minh tương tự với tứ giác APCQ
b/ Dễ dàng chứng minh được EF là đường trung bình tam giác ABC => EF // BC (1)
Vì AMBN là hình chữ nhật mà E là giao điểm của hai đường chéo nên M,E,N thẳng hàng (2)
Tương tự APCQ là hình chữ nhật nên P,F,Q thẳng hàng (3)
Theo tính chất hình chữ nhật thì góc ENB góc EBN = góc NBC => MN // BC (4)
Tương tự, ta có PQ // BC (5)
Từ (1) , (2) , (3) , (4) , (5) suy ra M,N,P,Q,E,F thẳng hàng. (Áp dụng tiên đề Ơ-clit)
Cho tam giác ABC, gọi P,Q là hình chiếu của điểm A trên đường phân giác trong và ngoài của góc B.Gọi M, N là hình chiếu của điểm A trên đường phân giác trong và ngoài của góc C
a) Tứ giác AQBP và AMCN là hình gì
b) Chứng minh Q, M, P, N thẳng hàng
Em cần hình vẽ ạ
Giúp em với :(
a. Vì BQ và BP là p/g ngoài và trong của \(\widehat{ABC}\) nên \(BP\bot BQ\)
Lại có \(AQ\bot BQ, AP\bot BP\) nên AQPB là hcn
Cmtt ta được AMCN cũng là hcn
b. Gọi I là giao 2 đường chéo AB và PQ của hcn AQBP
\(\Rightarrow IB=IA=IC\\ \Rightarrow\widehat{IPB}=\widehat{IBP}=\widehat{PBC}\left(BP\text{ là p/g}\right)\)
Mà 2 góc này ở vị trí slt nên IP//BC
\(\Rightarrow P,Q\) nằm trên đtb của \(\Delta ABC\)
Tương tự M,N cũng nằm trên đtb \(\Delta ABC\)
Vậy M,N,Q,P thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH. Gọi N là hình chiếu của H trên AC. Gọi M là trung điểm của AB, đường thẳng HM cắt đường thẳng AC tại I. Chứng minh HA và HC lần lượt là phân giác trong và phân giác ngoài của tam giác IHN.
HN//AB
=>góc NHA=góc HAM
=>góc NHA=góc MHA
=>HA là phân giác của góc NHM
HC vuông góc HA
=>HC là phân giác ngoài của ΔIHN
Cho △ABC lấy d1 và d2 là đường phân giác ngoài tại đỉnh B và C. Lấy M, Q lần lượt là hình chiếu của A, C trên d1. Lấy N, P lần lượt là hình chiếu của A, B trên d2.
a/ C/m MN//BC
b/ C/m Tứ giác MNPQ là tứ giác nội tiếp
c/ Gọi BD, CE là phân giác của △ ABC. C/m BD.MQ=CE.NP.
Giúp mik với mn
Cho tam giác ABC. Gọi E, F lần lượt là trung điểm AB, AC. Gọi M, N, P, Q lần lượt là hình chiếu của A trên 2 đường phân giác trong và ngoài của góc B và C. Cmr
a) Các tứ giác AMBN, ACPQ là hình chữ nhật
b) M, N, P, Q, E, F thẳng hàng
a. Do hai đường phân giác trong và ngoài của góc B vuông góc với nhau nên AMBN là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông)
Tương tự ACPQ cũng là hình chữ nhật.
b. Do câu a, AMBN là hình chữ nhật nên MN và BA cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Vì thế M, N, E thẳng hàng. Tương tự P, F,Q thẳng hàng.
Do BM là phân giác góc B nên \(\widehat{MBC}=\widehat{PMB}\left(=\widehat{EBM}\right)\). Vậy EM // BC. Dễ thấy EF // BC nên E, M, F thẳng hàng.
Tương tự Q, P ,E thẳng hàng.
Vậy M, N, P, Q, E, F thẳng hàng.
Cho tam giác ABC có AB<AC. Gọi E.F lần lượt là hình chiếu của B,C trên tia phân giác trong của tại đỉnh A của tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của FB và CE. Chứng minh AK là tia phân giác góc ngoài ở đỉnh A của tam giác ABC.