Đặc điểm tình hình ngoại thương của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2004 là:
A. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng
B. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn
C. Cán cân thương mại luôn đạt giá trị dương
D. Chiếm 2/3 tổng giá trị ngoại thương thế giới
Nước nào sau đây có giá trị nhập siêu ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản
C. LB Nga
D. Hoa Kì.
Với giá trị xuất khẩu 818,5 tỉ USD, cán cân thương mại – 707,2 tỉ USD (2004). Vậy tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì là:
A. 2.344,2 tỉ USD.
B. 2.543,4 tỉ USD.
C. 3.245,4 tỉ USD.
D. 3.425,4 tỉ USD.
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004.
c) Dựa vào bảng số liệu đã cho, kết quả tính toán và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
a) Tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
c) Nhận xét
* Tình hình xuất nhập khẩu
Giai đoạn 1990 - 2004:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).
+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).
+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).
+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.
- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
* Cơ cấu xuất nhập khấu
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).
- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.
+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.
+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á.
Hình 11.9. Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Biểu đồ hình 11.9 cho thấy, cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số nước Đồng Nam Á có sự chênh lệch lớn:
- Xin-ga-po: năm 1990, cán cân thương mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại đạt giá trị dương (xuất siêu). Năm 2004, cán cân thương mại lớn hơn năm 2000.
- Thái Lan: năm 1990 cán cân thương, mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại dương (xuất siêu), nhưng giá trị xuất siêu không lớn.
- Việt Nam: năm 1990, giá trị xuất nhập, nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm, nhưng cán cân thương mại luôn ở tình trạng xuất siêu, mặc dù năm 2000, xuất và nhập khẩu có xu hướng cân bằng.
- Mi-an-ma: năm 1990 và 2004, cán cân thương mại tuy dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị xuất nhập khẩu quá nhỏ bé.
Giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn, chủ yếu do
A. đồng đô la có mệnh giá cao.
B. nền kinh tế thị trường phát triển sớm.
C. chủ yếu nhập khẩu khoáng sản và nguyên liệu chưa qua chế biến.
D. thị trường nội địa có sức mua lớn.
Giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn, chủ yếu do thị trường nội địa có sức mua lớn. Hoa Kì là nước đông dân, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn, người dân Hoa Kì chi tiêu nhiều hơn so với tiết kiệm => Chọn đáp án D
Giá trị xuất khẩu của LB Đức: 911,6 tỉ USD, cán cân thương mại +193,6 tỉ USD, tổng giá trị xuất nhập khẩu (năm 2004) là:
A. 1.562,5 tỉ USD.
B. 1.629,6 tỉ USD.
C. 1.714,8 tỉ USD.
D. 1.786,5 tỉ USD.
Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt
A. Văn hóa.
B. Xã hội.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức các thành tựu của ASEAN.
Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).
Chọn: C.
Năm 2004, giá trị xuất khẩu: 593,4 tỉ USD, cán cân thương mại là: 32, 7 tỉ USD. Tính giá trị nhập khẩu của Trung Quốc.
A. Nhập khẩu 506,7 tỉ USD.
B. Nhập khẩu 560,7 tỉ USD.
C. Nhập khẩu 570,6 tỉ USD.
D. Nhập khẩu 607,7 tỉ USD.
Cho bảng số liệu sau
Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên Bang Nga thời kì 1997 - 2005 (Đơn vị: tỉ USD)
Nguồn: Sách nâng cao Địa lí 11)
Từ bảng số liệu đã cho, hãy cho biết tình hình cán cân thương mại của Liên Bang Nga qua hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1997 - 2005 là
A. Nhập siêu và tăng đều qua các năm.
B. Xuất siêu nhưng không đều qua các năm
C. Xuất siêu và tăng đều qua các năm.
D. Nhập siêu nhưng không đều qua các năm
Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.
Ta có cán cân xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga thời kì 1997 - 2005 (Đơn vị: tỉ USD)
Nhận xét thấy Liên Bang Nga nhập siêu nhưng không đều qua các năm => Chọn đáp án D
Nguyên nhân nào làm cho giá trị nhập siêu của nước ta ngày càng tăng:
A. đường lối mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
B. chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
C. sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
D. xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.