Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào?
Câu 1: Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào?
— Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gây chẽt. nửa gây chết,... mà khi chúng chuyển sang trạng thái đồng hợp sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức sống của họ
— Theo tính toán thì các sự cố sai hỏng di truyền do gen chiếm đến 1%, còn những sai hỏng NST trung bình là 1/150 số trẻ sơ sinh
— Cả các nhân tố di truyền và các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hàng loạt các bệnh di truyền.
— Hiện đã phát hiện được hơn 6000 bệnh do đột biến gen và hơn 100 hội chứng do đột biến NST gây nên. Cùng với sự phái triển của Y học, các rối loạn di truyền được phát hiện đang tăng lên hằng năm.
Cho các xu hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể sinh vật như sau:
(1) Tần số các alen duy trì không đổi qua các thế hệ
(2) Tần số các alen thay đổi qua các thế hệ
(3) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện
(4) Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần
(5) Quần thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết là
A. (3), (4), (5)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (4)
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết là : (1) , (3), (4)
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
Chọn C.
Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.
Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Quần thể được phân hóa tạo thành các dòng thuần.
(5) Làm giảm độ đa dạng di truyền.
(6) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Có bao nhiêu xu hướng biểu hiện ở quần thể tự thụ phấn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xu hướng của quần thể tự thụ phấn gồm có 1,3,4,5,6
1- Sai vì tần số alen không thay đổi qua các thế hệ tự thụ
Đáp án D
Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA +0 ,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:
(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.
(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.
(4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.
(5) Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 3 thế hệ ngẫu phối.
(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4
Số lượng các nhận xét đúng là:
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Đáp án C
Tần số alen A = 0,6 => tần số alen a là 0,4
Nội dung 1 sai. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có cấu trúc di truyền là:
0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Nội dung 2 sai. Chỉ có cấu trúc di truyền ở một thế hệ, không nhìn thấy sự biến đổi của nó qua các thể hệ nên không thể kết luận được có hiện tượng tự thụ phấn hay không.
Nội dung 3 sai. Không biết được kiểu giao phối giữa các cá thể trong quần thể nên không kết luận được hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Nội dung 4 sai. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 1 thế hệ.
Nội dung 5 đúng. Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 1 thế hệ ngẫu phối nên sau 3 thế hệ ngẫu phối thì nó cũng cân bằng.
Nội dung 6 đúng.
Có 2 nội dung đúng.
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Biết quần thể cân bằng di truyền. Xác suất gặp người bình thường trong quần thể là 16%
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 31 AA : 11 aa
B. 30 AA : 12aa
C. 29 AA : 13 aa
D. 28 AA : 14 aa
Đáp án:
P : 31AA : 11aa
Sau 5 thế hệ tự phối
F5 : AA cho đời con 100% AA
aa cho đời con 100% aa
F5 : 31AA : 11aa
Đáp án cần chọn là: A
Cho các phát biểu về CLTN như sau:
(1) Các cá thể trong cùng 1 quần thể có kiểu gen khác nhau theo thời gian sẽ tiến hóa với tốc độ khác nhau do CLTN.
(2) Mọi đột biến biểu hiện ra kiểu hình đều sẽ chịu tác động của CLTN.
(3) Điều kiện môi trường chính là nhân tố quy định hình thức CLTN diễn ra như thế nào.
(4) Để hình thành nên bộ mã di truyền như hiện nay thì đã phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B
Ý 1: Cá thể không tiến hóa mà chỉ có quần thể và loài tiến hóa ⇒ SAI.
Ý 2: Các đột biến trung tính biểu hiện ra kiểu hình cũng sẽ không chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên ⇒ SAI.
Ý 3: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình. Cá thể nào mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại. Do đó, điều kiện môi trường sẽ quyết định đến việc CLTN giữ lại cá thể nào:
- Nếu môi trường ổn định thì chọn lọc vận động diễn ra giữ lại các cá thể mang tính trạng trung bình.
- Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì chọn lọc vận động diễn ra bảo tồn các cá thể mang kiểu hình thích nghi với hướng biến đổi của môi trường.
- Nếu điều kiện môi trường không đồng nhất thì chọn lọc phân hóa diễn ra đào thải các cá thể mang tính trạng trung bình.
⇒ ĐÚNG.
Ý 4: Mã di truyền là đặc điểm chung phổ biến ở tất cả các loài chứng tỏ nó xuất hiện sớm trong lịch sử tiến hóa. Sự bảo thủ của mã di truyền chứng tỏ nó đã trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử sự sống ⇒ ĐÚNG.
Vậy có 2 ý đúng.
Cho các phát biểu về sự di truyền một số bệnh ở người:
(1) Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit.
(2) Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.
(3) Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được.
(4) Ở người đã phát hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.
(5) Các bệnh Đao, mù màu, phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Chọn A.
Các phát biểu đúng: 1, 4
Bệnh bạch tạng là gen trên NST thường nên không phải di truyền thẳng như gen nằm trên Y( bệnh có túm lông ở tai)
Đao có liên quan đến đột biến vật chất di truyền (đột biến NST) nên là bệnh di truyền. Bệnh di truyền chỉ đơn giản là bệnh liên quan đến biến đổi vật chất di truyền chứ không nhất thiết cá thể đột biến sinh sản được và truyền lại cho thế hệ sau
Đao là bệnh di truyền cấp độ NST (tế bào)