Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
tục ngữ có câu: “ tiên học lễ hậu học văn”. em hiểu như thế nào và hãy diễn đạt bằng đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp
Em tham khảo:
Câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" chính là câu nói phổ biến và quen thuộc nhất ở mọi trường học, cơ sở giáo dục của VN. "Tiên" là trước, là đầu tiên, là thứ cần ưu tiên. "Hậu" là sau, là thứ hai. "Lễ" là những phép tắc ứng xử đạo đức cơ bản, là phép đối nhân xử thế. Còn "văn"là những kiến thức văn hóa tại nhà trường. Vì vậy, câu nói này khẳng định việc con người cần phải ưu tiên những phép ứng xử, phép tắc cơ bản trước việc học văn hóa. Ta cần hiểu và nắm được những phép ứng xử kính trên nhường dưới, hòa nhã, lịch sử và đúng mực với những người xung quanh. Ở nhà, thì chúng ta là con ngoan, hiếu thảo với ông bà bố mẹ. Ở trường thì chúng ta hành xử như những học trò ngoan, hòa nhã với bạn bè, kính trọng thầy cô. Ở ngoài đời sống thì chúng ta cần hành xử như những công dân văn minh, lịch sự: nhường ghế trên xe buýt, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi bậy, không chen lấn xô đẩy,... Nhờ cách hành xử này mà chúng ta mới tự định hình nhân cách, trở thành những con người có nền tảng sẵn sàng cho học vấn. Từ đây, ta mới có thể sẵn sàng cho việc học những tri thức văn hóa tại trường lớp. Nếu như con người có nhiều kiến thức nhưng không có đạo đức, không có ứng xử chuẩn mực thì đó sẽ là con người vô dụng, giống như Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là đồ bỏ đi"(Lời dẫn TT) vậy. Tại Nhật Bản, việc học ứng xử phép tắc của trẻ em Nhật Bản được áp dụng và ưu tiên hàng đầu. Tóm lại, câu nói truyền tải thông điệp về việc cần ưu tiên học những lễ nghi, phép ứng xử trước những tri thức văn hóa.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4 – 6:
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
A. Khâu tìm hiểu
B. Khâu cảm thụ
C. Khâu hoàn thiện bài viết
D. Câu A và B đúng
Ở lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế.
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..
b. Tìm ý
Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
3. Chỉnh sửa
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. | Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. | Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài viết tham khảo:
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.
Đề bài: M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Em hiểu như thế nào về nhận định trên?
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu, trích dẫn câu nói của M. Gorki trong quan niệm về văn học.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Văn học: là loại hình nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ tạo ra các hình tượng nghệ thuật nhằm truyền đạt tư tưởng, tình cảm của người viết trước các vấn đề của đời sống xã hội – con người.
+ Nhân học: Là khoa học về con người
+ Văn học là nhân học tức là nhấn mạnh đến nguồn gốc, đặc tính, mục đích của văn chương: văn học do con người sáng tạo ra; vì con người mà phát triển; phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm, các vấn đề xoay quanh con người – kể cả những cung bậc tình cảm sâu kín, tinh vi nhất; nhằm phục vụ cuộc sống – nhu cầu của con người.
- Phân tích – chứng minh (6đ):
+ Tác phẩm văn học do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, sáng tạo của con người. Học văn là để hiểu hơn về con người; để học cách làm người.
+ Tác phẩm văn học phản ánh bản chất, nhu cầu, đời sống vật chất và tinh thần của con người và quy luật vận động của xã hội loài người.
+ Nhiệm vụ của văn học là phản ánh đời sống xã hội – tâm tư tình cảm của con người, vì con người, giải phóng con người.
+ Chức năng của văn học: cung cấp tri thức đa diện, đa chiều cho con người; giáo dục con người; hướng con người đến chân – thiện – mĩ để hoàn thiện nhân cách; bồi dưỡng đạo đức, tâm hồn, giúp con người sống đúng, sống có trách nhiệm với các chuẩn mực xã hội đề ra. Văn chương có viết về điều ác, điều xấu xa nhưng mục đích là để con người nhận thức, nhìn vào đó mà tránh xa. Mặt khác văn học cũng giúp con người giải trí, thư giãn.
+ Dẫn chứng về TPVH: Quê hương – Tế Hanh phản ánh vẻ đẹp của làng chài, vẻ khỏe khoắn của ngư dân trong quá trình lao động, hun đúc tình yêu quê hương trong mỗi con người, nhất là khi xa quê.
(Lấy thêm các dẫn chứng khác trong các TPVH đã học hoặc đã đọc).
- Bình luận (1đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích trong quan niệm về văn chương.
+ Liên hệ bản thân: các tác phẩm văn chương chân chính đã tác động đến em như thế nào? Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc/ học xong các TPVH.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của nhận định trên.
Qua các truyện cổ tích đã học,đã đọc,em có cảm nhận như thế nào về thế giới cổ tích đó.Hãy viết đoạn văn khoản 12 câu trình bày cảm nhận ,suy nghĩ của em
-Đó là thế giới như thế nào?
-Nhân vật trong thế giới đó có đặc điểm gì?
-Rút ra được bài học gì,bài học đó có giá trị ra sao,...
Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự?
Cấp độ tiếp nhận văn học:
- Cảm thụ tập trung vào nội dung cụ thể, toàn bộ câu chuyện tác giả muốn nói gì
- Cảm thụ qua nội dung trực tiếp, thấy được nội dung tư tưởng tác phẩm ‘
- Cảm thụ chú ý tới nội dung, hình thức nghệ thuật, thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đòi hỏi người đọc phải có năng lực cảm thụ
làm giùm mk vs mk sắp phải nộp rồi . cảm ơn trước nha.
bài 1 : nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp của một hình ảnh so sánh mà em cho là hay nhất trong bài .
bài 2 ; 'tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ ' em hiểu như thế nào về nhận định trên.
bài 3: viết đơạn văn có câu chủ đề: truyện ngắn ' tooi đi học ' của thanh tịnh đã khơi lại trong tôi những kỉ niệm mơn man củ buổi tựu trường đầu tiên .
bài 4 hãy chỉ ra những nét giống và khác nhau trong hai văn bản ' cổng trường mở ra ' của lí lan và ' tôi đi học ' của thanh tịnh
Câu 1: Em hiểu thế nào là CMTS? Kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã học.
Câu 2: Em hãy chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau của CMTS Anh, Hà Lan, Mĩ, Pháp.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của người dân Pháp khi tham gia phá nhà tù Ba-xti và giành thắng lợi.
Câu 1:
- CMTS là cuộc CM lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- CMTS: Anh, Pháp, Hà Lan, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Tham khảo:
Câu 2:
* Giống:
- Đều là các cuộc Cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
- Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân
- Tất cả đều giành được thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới
* Khác
* Nhiệm vụ
- Hà Lan :Chống chế độ phong kiến Tây Ban Nha -> mở đường CNTB phát triển
- Anh: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
- Bắc mĩ lần 1 : Lật đổ nền thống trị thực dân Anh
- Pháp: xoá bỏ chế độ chuyên chế
* Hình thức:
- Hà Lan: Cách mạng giải phóng dân tộc
- Anh: nội chiến
- Bắc mĩ: giải phóng dân tộc, giành độc lập thuộc địa
- Pháp: Nội chiến - Chiến tranh vệ quốc
* Lãnh đạo:
- Hà Lan: Tư sản
- Anh: liên minh tư sản và quý tộc mới
- Bắc Mĩ: tư sản và chủ nô
- Pháp: Tư Sản ( đại, vừa, nhỏ )
* Động lực:
- Hà Lan: quần chúng nhân dân
- Anh: nhân dân
- Bắc mĩ: Nhân dân + 1 số nô lệ
- Pháp: quần chúng nhân dân nhiều giai cấp
* Kết quả
- Hà Lan: Thành lập nước CH Hà Lan
- Anh : thiết lập quân chủ lập hiến
- BM: hợp chủng quốc Hoà kì ra đời
- Pháp: THiết lập nền dân chủ Gia cobanh, thời kì thoát trào tái lập nền quân chủ
* Ý nghĩa:
- Hà Lan: là cuộc CMTS đầu tiên, mở ra thời đại mới bùng nổ các cuộc CMTS, nhưng với sự thành công cũng đem lại nhiều hạn chế, Hà Lan trở nên hùng mạnh và lại tiếp tục chính sách xâm lược
- Anh: Mở ra thời kỳ quá độ từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa
- Bắc Mĩ: thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến châu âu và phong trào giành độc lập ở Mĩlanh
- Pháp: là Cuộc CMTS triệt để nhất, mở ra thời đại thắng lợi, củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.
em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học?nhân vật chính là nhân vật như thế nào ?
Tham khảo:
Nguồn:hoidap247
- Nhân vật trong tác phẩm văn học là các đối tượng được nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn học
- Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, mọi sự việc trong tác phẩm đều xoay quanh nhân vật đó