Cho hàm số y = (m – 3)x. Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm B(1; -2)
Cho hàm số y=(m-3x)
a) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ?Nghịch biến?
b) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1:2)
c) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm B(1:-2)
Cho hàm số y=(m-3)x
a)Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ? Hàm số nghịch biến ?
b)Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua A(1;2)
c)Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua B(1;-2).giúp mình .
Bài 4 : Cho hàm số y = ( m- 1)x + m + 1
a) Vẽ đồ thị hàm số khi m = 2
b) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 3
c) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua A(1;2)
d) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số trùng với đường thẳng y = 2x -1
e) Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số // với đương thẳng y = -2x +1
b: Thay x=0 và y=-3 vào y=(m-1)x+m+1, ta được:
m+1=-3
hay m=-4
c: Thay x=1 và y=2 vào (d), ta được:
m-1+m+1=2
=>2m=2
hay m=1
d: Để hai đường trùng nhau thì \(\left\{{}\begin{matrix}m-1=2\\m+1=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m\in\varnothing\)
e: Để hai đường song song thì m-1=-2
hay m=-1
Cho hàm số y = 2x + m. (1)
a) Xác định giá trị của m để hàm số đi qua điểm A(-1:3)
b) Xác định m để đồ thị hàm số (1) cắt đồ thị hàm số y = 3x - 2 trong góc phần tư thứ IV.
Cho hàm số y = (m – 3)x. Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1; 2)
Điều kiện: m – 3 ≠ 0 ⇔ m ≠ 3
Đồ thị của hàm số y = (m – 3)x đi qua điểm A(1; 2) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình hàm số.
Ta có: 2 = (m – 3).1 ⇔ 2 = m – 3 ⇔ m = 5
Giá trị m = 5 thỏa mãn điều kiện bài toán.
Vậy với m = 5 thì đồ thị hàm sô y = (m – 3)x đi qua điểm A(1; 2).
Bài 1: Cho hàm số bậc nhất y=(m-1)x+m+3.(d)
a)Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số song song với đồ thị hàm số y = - 2x + 1 .
b) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm (1;-4) .
c) Tìm điểm cố định mà đồ thị của hàm số luôn đi qua với mọi m
d) Tìm giá trị của m để đổ thị của hàm số tạo với trục tung và trục hoành một tamgiác có diện tích bằng 1(đvdt ).
Cho hàm số y= (m-1)x + m +3
1) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số song song với đồ thị hàm số y= -2x + 1.
2) Tim giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm (1; -4).
3) Tìm điểm cố định mà đồ thị của hàm số luôn đi qua với mọi m.
4) Tim giá trị của m để đồ thị của hàm số tạo với trục tung và trục hoành một tam giác có diện tích bằng 1 (đvdt).
Vì hs y = (m-1)x +m +3 đi qua điểm (1; -4) nên ta đc :
-4 = (m-1) + m+3
<=> -4 = 2m + 2
<=> m =-3
1) Đặt tên cho dễ giải nè:
(d1) : y= (m-1) x + m+ 3
(d2) : y = -2x + 1
(d1) // (d2) <=> m - 1 = -2 và m+ 3 \(\ne\)1
<=> m = -1 và m \(\ne\)-2
1. để đồ thị của hàm số \(y=\left(m-1\right)x+m+3\) // với \(y=-2x+1\),
\(\left\{{}\begin{matrix}m-1=-2\\m+3\ne1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=-1\\m\ne-2\end{matrix}\right.\)
2. để đi qua điểm (1;-4),
\(-4=m-1+m+3\\ \Leftrightarrow-4=2m+2\Leftrightarrow m=-3\)
3. \(y=\left(m-1\right)x+m+3\\ \Leftrightarrow x+y=mx+m+3\\ \Leftrightarrow x+y-3=m\left(x+1\right)\)
tọa độ điểm cố định là nghiệm của hpt
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y-3=0\\x+1=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-1\\y=4\end{matrix}\right.\)
đ cđịnh M(-1;4)
4. \(y=\left(m-1\right)x+m+3\)
+ Khi x=0, y=m+3
+ khi y=0, \(x=\dfrac{-m-3}{m-1}\)
Để \(S=1\Rightarrow\dfrac{-m-3}{m-1}.\left(m+3\right)=2\\ \Leftrightarrow\left(m+3\right)^2=2\left(1-m\right)\\ \Leftrightarrow m^2+8m+7=0\Leftrightarrow\left(m+1\right)\left(m+7\right)=0\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x=-7\end{matrix}\right.\)
: Cho hàm số : y = (m – 5)x
⦁ Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ? Nghịch biến ?
⦁ Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(1 ; 2)
⦁ Vẽ đồ thị hàm số đã tìm được ở câu b)
Để hàm số y=(m-5)x là hàm số bậc nhất thì \(m-5\ne0\)
hay \(m\ne5\)
1) Để hàm số y=(m-5)x đồng biến trên R thì m-5>0
hay m>5
Để hàm số y=(m-5)x nghịch biến trên R thì m-5<0
hay m<5
2) Để đồ thị hàm số y=(m-5)x đi qua A(1;2) thì
Thay x=1 và y=2 vào hàm số y=(m-5)x, ta được:
m-5=2
hay m=7(nhận)
Vậy: Để đồ thị hàm số y=(m-5)x đi qua A(1;2) thì m=7
Cho hàm số \(y=\left(m-3\right)x\)
a) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ? Nghoc
b) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm \(A\left(1;2\right)\)
c) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm \(B\left(1;-2\right)\)
d) Vẽ đồ thị của hai hàm số ứng với giá trị m tìm được ở câu b), c)
Lời giải
a) Hàm số bậc nhất đồng biến khi (a>0) => m-3 >0 => m>3
b) A(1;2) => y(1) =2 => (m-3).1=2 => m=5
c) B(1;-2) => y(1) =-2=> (m-3).1=-2 => m=1
d)
a) Hàm số \(y=\left(m-3\right)x\) đồng biến khi \(m-3>0\Leftrightarrow m>3\)
Hàm số \(y=\left(m-3\right)x\) nghịch biến khi \(m-3< 0\Leftrightarrow m< 3\)
ĐK: m - 3 # 0 <=> m # 0
a) * Hàm số đồng biến khi hệ số a = m - 3 > 0 <=> m > 3
Vậy với m > 3 thì hàm số
y=(m−3)xy=(m−3)x đồng biến.
* Hàm số nghịch biến khi hệ số a=m−3<0⇔m<3a=m−3<0⇔m<3
Vậy với m < 3 thì hàm số y = (m − 3) xy = (m − 3) x nghịch biến.
b) Đồ thị của hàm số y = (m − 3) xy = (m − 3) x đi qua điểm A(1;2) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình hàm số.
Ta có: 2 = (m − 3) 1 ⇔ 2 = m − 3 ⇔ m = 52 = (m − 3) 1 ⇔ 2 = m − 3 ⇔ m = 5.
Giá trị m = 5 thỏa mãn điều kiện bài toán .
Vậy với m = 5 thì đồ thị hàm số y = (m − 3) xy =(m − 3) x đi qua điểm A(1;2)
c) Đồ thị của hàm số y = (m − 3) xy = (m − 3) x đi qua điểm B(1;-2) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình hàm số.
Ta có : −2 = (m − 3) 1 ⇔ −2 = m − 3 ⇔ m = 1 − 2 = (m − 3) 1 ⇔ − 2 = m − 3 ⇔ m = 1
Giá trị m = 1 thỏa mãn điều kiện bài toán .
Vậy với m = 1 thì đồ thị hàm số y = (m − 3) xy = (m − 3) x đi qua điểm B(1;-2).
d) Khi m = 5 thì ta có hàm số: y = 2x
Khi m = 1 thì ta có hàm số: y = -2x
*Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x
Cho x = 0 thì y = 0. Ta có: O(0;0)
Cho x = 1 thì y = 2. Ta có: A(1;2)
Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y = 2x.
*Vẽ đồ thị của hàm số
Cho x = 0 thì y = 0. Ta có : O(0;0)
Cho x = 1 thì y = -2 . Ta có : B(1;-2)
Đường thẳng OB là đồ thị của hàm số y = -2x.