Em hãy viết một câu nêu cảm nghĩ của em về anh hùng Lý Tự Trọng. |
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.
Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.
Viết đoạn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng dân tộc La Văn Cầu
Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một trong hai môn Tự nhiên: Vật lý học hoặc Hóa học.
Viết đoạn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
Viết đoạn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
xin lỗi bạn mình viết dài quá rồi nhỉ \(-_-)/
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Nêu cảm nghĩ của em về sự biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc Nêu cảm nghĩ của em về sự biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc
(mong mọi người giúp em T.T)
Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).
Có anh chị nào làm ngắn gọn được không ạ ??
trả lời
Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời"
hãy nêu hiểu biêt và cảm nghĩ của em về 1 anh hùng dân tọc tiêu biểu ở thế kỉ 10-13 tầm nửa trang giấy(8-12 câu)
Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Năm 938, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức chấm dứt hơn một thiên niên kỷ bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944.
Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng hào kiệt có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và dần tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng của người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại la vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.
Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là KIều Công Tiễn, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời kết thúc thời kỳ bắc thuộc ở nước ta.
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam.
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như bứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống”, phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.
Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyền Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sì: "... Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? ... Người phương Bác không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng di. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lònq người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng là đuổi được chúng về phương Bắc...” Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nhẫn nhịn để tránh mũi nhọn”, “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho qiặc kiêu căng" ... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân,, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: “Quân Thanh thua trận ắt lẩy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “ khéo lời lẽ" đế “dẹp việc binh đao” đó cũng là lời Ngô Thì Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phú kín. Qâán Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”. Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.
Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Ai làm hộ mình bài này với mình đang cần làm gấp ạ! cảm ơn mn nhiều!
Cho hai câu thơ sau:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về tư tưởng
đạo lí được đề cập tới trong hai câu thơ trên trong bối cảnh cuộc sống hiện nay?
??????????????????
Từ nội dung của đoạn trích đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) nêu suy nghĩ của mình về tình cảm anh em trong gia đình.
Viết 1 đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm cảm nghĩ của em về anh hùng La Văn Cầu.
mong mọi người giúp mình
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.
Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”
k mk na
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tấm gương Anh hùng La Văn Cầu
Khoảng 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16.9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 17.6, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm.
Anh hùng La Văn Cầu. Nguồn ảnh: Internet
Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội Nông Văn Thêu (là tiểu đội trưởng) giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng.
Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng. Tên thật của ông là Sầm Phúc Hướng, người dân tộc Tày. Khi ông 3 tuổi, bố ông bị Tây bắt đi làm phu xây dựng rồi bị bệnh và chết. Mấy năm sau, mẹ ông đi bước nữa với một người đàn ông họ Lã nên sau đó cậu bé Sầm Phúc Hướng được gia đình đổi tên là Lã Văn Cầu. 12 tuổi, cha dượng ông qua đời, vậy là một lần nữa, mẹ ông trở thành người phụ nữ góa chồng.
Bước vào tuổi 16, Lã Văn Cầu làm đơn xin đi bộ đội bởi lòng căm thù giặc luôn ngự trị trong đầu. Do sơ suất, người ta ghi nhầm họ “Lã” của ông thành họ “La”. Sau này, ông là một trong những người đầu tiên của trung đoàn 174 Cao – Bắc – Lạng.
Nông Văn Thêu lắc đầu bảo: "Cậu bị thương rồi, về tuyến sau đi. Đưa bộc phá đây cho mình", nhưng La Văn Cầu quả quyết: "Đằng nào cũng hy sinh, để tôi lên". Nông Văn Thêu nhắm mắt rút thanh kiếm Nhật chặt phăng cánh tay phải của đồng đội rồi băng bó qua loa. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ tên Lý Văn Mưu thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ vang lên. Lý Văn Mưu hy sinh anh dũng.
Trước sức tiến công quyết liệt của bộ đội ta, địch phải lui về khu nhà chỉ huy cố thủ. 4 giờ 30 phút ngày 18.9, quân ta thọc sâu chiếm Sở chỉ huy, buộc số địch còn lại xin hàng, bắt Đại úy An-li-úc, chỉ huy trưởng cứ điểm Đông Khê và sĩ quan tham mưu, đến 10 giờ cùng ngày, ta làm chủ trận địa, trận đánh kết thúc.
Xem bài 1 >> Chiến dịch biên giới và trận mở màn quyết tử Đông Khê
“Nhử thú dữ vào tròng”
Sau 54 giờ chiến đấu vô cùng anh dũng và quyết liệt, ta đã đập tan cụm cứ điểm mạnh của địch, tiêu diệt và bắt sống 300 tên giặc, bắn rơi 1 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Bộ đội ta xung phong đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, Chiến dịch Biên giới 1950. Nguồn ảnh: Báo Cao bằng.
Chọn Đông Khê là trận mở màn là một quyết định sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Chiến thắng Đông Khê đã tiếp nối truyền thống "đánh thắng trận đầu" của quân đội ta, và mở ra một phương thức tác chiến mới, hiệu quả "đánh điểm, diệt viện". Trận đánh then chốt Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
Ngay sau chiến thắng Đông Khê, Bác Hồ và Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: địch có thể sẽ chiếm lại Đông Khê giữ Cao Bằng hoặc phải đánh lên để đón quân ở Cao Bằng rút lui. Do vậy, ý đồ tác chiến của ta là “nhử thú dữ vào tròng” để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt chúng. Đúng như dự đoán của ta, thực dân Pháp mất Đông Khê, tuyến phòng thủ đường số 4 của Liên khu Biên giới lung lay mạnh, Cao Bằng hoàn toàn bị cô lập, phân khu Thất Khê bị uy hiếp.
Trước tình hình đó, ngày 18.9.1950, Các-păng-chi-ê, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương quyết định rút quân khỏi thị xã Cao Bằng bằng cách chiếm lại Đông Khê làm nơi đón quân từ thị xã Cao Bằng về, đồng thời cho quân đánh lên thị xã Thái Nguyên, hòng phân tán chủ lực của ta, cứu nguy cho biên giới.
Đêm 30.9.1950, binh đoàn ứng cứu của Lơ-pa-giơ từ Thất Khê kéo lên đã bị quân ta chặn đánh tơi bời. Nghe tin đó, ở hướng thị xã Cao Bằng, tên quan năm Sác-tông càng hoang mang cực độ. Sáng 3.10.1050, binh đoàn Sác-tông gồm 2.000 lính và tên Tỉnh trưởng Nông Ngọc Tu cùng một số tay chân đắc lực của chúng đã rút khỏi thị xã theo quốc lộ số 4 hy vọng hợp quân được với Lơ-pa-dơ tại Cốc Xả.
Được nhân dân báo tin, 9 giờ sáng ngày 3.10.1950, đại đội bộ đội địa phương huyện Hòa An và lực lượng công an xung phong vào chiếm giữ ngay đầu cầu sông Hiến; thị xã Cao Bằng và tỉnh Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng.
Cuộc rút chạy của binh đoàn Sác-tông bị quân và dân ta chặn đánh. Sau nhiều trận chiến đấu ác liệt, 17 giờ ngày 7.10.1950, binh đoàn Sác-tông bị tiêu diệt, Sác-tông cùng toàn bộ sĩ quan chỉ huy và tên Tỉnh trưởng Nông Ngọc Tu phải đầu hàng. Chiều ngày 8.10.1950, Lơ-pa-dơ bị bắt cùng Bộ tham mưu - binh đoàn Lơ-pa-dơ hoàn toàn bị tiêu diệt. Những ngày tiếp theo, quân địch rút chạy khỏi các vị trí: Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn… Đến ngày 15.10.1950 địch rút hết khỏi hành lang biên giới; Hệ thống phòng thủ của địch trên đường số 4 bị phá vỡ. Sau 29 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Chiến dịch Biên Giới toàn thắng. Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, gồm 10 tiểu đoàn, Âu - Phi và ngụy, bằng 41% lực lượng cơ động chiến lượng toàn Đông Dương, giải phóng 5 thị xã, 12 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng trên giải biên giới dài 750 km, gồm 35 vạn dân. Từ đó, Việt Nam đã "mở con đường" nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đề:
1/ Viết đoạn văn ngắn 10 -> 12 câu nêu cảm nghĩ của em về tình anh em trong gia đình
2/ Viết đoạn văn 8 -> 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc học
3/ Viết đoạn văn 10 -> 15 dòng nêu cảm nghĩ về 1 bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình mà em đã học
4/ Viết một đoạn văn 8 -> 10 câu nêu cảm nghĩ về một cảnh đẹp quê hương
P/s: Giúp mình vài ý thôi cũng được ạ
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.