C 6 H 5 N H 2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và H N O 2 ở 0 − 5 o C tạo ra? muối điazoni?
A. C 6 H 5 N H 3 C l
B. C 6 H 5 N 2 C l
C. C l N H 2 C 6 H 5
D. C 6 H 6
1. Hoà tan 6,4g hỗn hợp Mg, MgO vào dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí
H 2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
2. Hoà tan 13,6g hỗn hợp Fe, Fe 2 O 3 vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Tính %
khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
3. Hoà tan 20g hỗn hợp Fe, FeO vào dung dịch HCl 3M, thu được 2,24 lít khí
H 2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi chất?
4. Hoà tan 16,6g hỗn hợp Al, Al 2 O 3 vào dung dịch HCl 0,1M, thu được 6,72
lít khí H 2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi chất?
5. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và CaCO 3 cần dùng 124,1 g dung dịch HCl
20% thì thu được 7,4g hỗn hợp khí(đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính C% chất thu được sau phản ứng?
6. Hòa tan hoàn toàn 32,8 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe tác dụng với dung
dịch HCl thu được 65,1g muối. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban
đầu ?
7. Cho hỗn hợp CaO và CaCO 3 tác dụng vừa đủ với với dung dịch HCl sau
phản ứng thu được 896ml lít khí CO 2 ở đkc và dung dịch A, cô cạn dung dịch
A thu được 6,66g muối khan. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng
mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
Bài 2 : cho 8g Fe2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCL 1M
a.Viết phương trình phản ứng và tính thể tích dung dịch HCL 1M cần dùng
b.Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
c. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng ( cho thể tích dung dịch không thay đổi và 2 chất tham gia phản ứng tác dụng vừa hết vs nhau )
Bài3:Hòa tan hoàn toàn 12,1 hỗn hợp CuO và ZnO cần 300 ml dung dịch HCl 1M .
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu ?
c. Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 19,6% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên .
Bài 2:
a) PTHH: \(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2O\)
Ta có: \(n_{Fe_2O_3}=\frac{8}{160}=0,05\left(mol\right)\) \(\Rightarrow n_{HCl}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{HCl}=\frac{0,3}{1}=0,3\left(l\right)=300\left(ml\right)\)
b) Theo PTHH: \(n_{FeCl_3}=2n_{Fe_2O_3}=0,1\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{FeCl_3}=0,1\cdot162,5=16,25\left(g\right)\)
c) Ta có: \(C_{M_{FeCl_3}}=\frac{0,1}{0,3}\approx0,33\left(M\right)\)
Bài 3:
a) PTHH: \(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\) (1)
\(ZnO+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2O\) (2)
b) Ta có: \(n_{HCl}=0,3\cdot1=0,3\left(mol\right)\)
Đặt số mol của CuO là \(a\) \(\Rightarrow n_{HCl\left(1\right)}=2a\)
Đặt số mol của ZnO là \(b\) \(\Rightarrow n_{HCl\left(2\right)}=2b\)
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}2a+2b=0,3\\80a+81b=12,1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,05\\b=0,1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{CuO}=0,05mol\\n_{ZnO}=0,1mol\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{CuO}=0,05\cdot80=4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\%m_{CuO}=\frac{4}{12,1}\cdot100\approx33,06\%\) \(\Rightarrow\%m_{ZnO}=66,94\%\)
c) PTHH: \(CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\) (3)
\(ZnO+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2O\) (4)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2SO_4\left(3\right)}=n_{CuO}=0,05mol\\n_{H_2SO_4\left(4\right)}=n_{ZnO}=0,1mol\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,15mol\) \(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,15\cdot98=14,7\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=\frac{14,7}{19,6\%}=75\left(g\right)\)
B1:hòa tan 8,4g hỗn hợp X gồm 9 kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu toàn bộ khí H2 thoát ra thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng nặng hơn dunng dịch ban đầu 8,1g
a) tính khối lượng khí H2 thu được
b)tính khối lượng HCl phản ứng. Biết phản ứng hỗn hợp X+HCl\(\rightarrow\)hỗn hợp muối clorua+H2
c)tính khối lượng muối clorua thu được
B2:cho 6,25g hỗn hợp Z gồm 5 kim loại tác dụng hết với oxi thu được 8,47g hỗn hợp 5 oxit. Tính khối lượng oxi phản ứng
B3:hòa tan hoàn toàn 4g hỗn hợp gồm kim loại A(ht 2) và kim loại B(ht 3) bằng 1 lượng axit HCl vừa đủ thấy thoát ra 3,4g khí H2 và muối tan
a)lập sơ đồ
b)tính khối lượng muối thu được
B4:đốt cháy hoàn toàn 46g rượu etylic(C2H6O) cần vừa đủ 96g oxi. Sau phản ứng thu được khí cacbonic và hơi nước theo tỉ lệ mCO2:mH2O=44:27
a) viết sơ đồ phản ứng
b)tính mCO2 và mH2O
Các bạn giúp mình với!!!(các bài trên không sử dụng Mol để tính nha chỉ sử dụng kiến thức của chương 1,2 thui)
2, theo ĐLBTKL: \(m_{kl}+m_{O_2}=m_{oxit}\)
\(\Rightarrow m_{O_2}=8,47-6,25=2,22g\)
1.Trung hòa 200ml dung dịch NAOH 1M = 300ml HCL 1M. a) dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím đổi sang màu gì ? b)tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng
2.Hòa tan 28,5g hỗn hợp gồm Al2O3 và Zno vào 700ml dung dịch H2SO4 1M . a) tính phần trăm khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp ban đầu . b) Nếu hòa tan hỗn hợp trên dựa vào dung dịch KOH 10% thì cần bao nhiêu gam dung dịch KOH
1.Trung hòa 200ml dung dịch NAOH 1M = 300ml HCL 1M
a) \(n_{NaOH}=0,2.1=0,2\left(mol\right);n_{HCl}=0,3.1=0,3\left(mol\right)\)
\(PTHH:NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)
Theo ĐB: 0,2mol........0,3mol
Theo PT:1mol............1 mol
Lập tỉ lệ\(\frac{0,2}{1}< \frac{0,3}{1}\)
=>Sau p.ứ HCl dư
Vậy dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
b)Các chất trong dung dịch sau phản ứng gồm HCl dư và NaCl
Theo PT : \(n_{NaCl}=n_{NaOH}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{HCl\left(dư\right)}=0,3-0,2=0,1\left(mol\right)\)
\(m_{ddsaup.ứ}=200+300=500ml=0,5l\)
\(\Rightarrow C_{M\left(NaCl\right)}=\frac{0,2}{0,5}=0,4M\)
\(\Rightarrow C_{M\left(HCl\right)}=\frac{0,1}{0,5}=0,2M\)
Câu 1 :
nNaOH = 0.2 mol
nHCl = 0.3 mol
NaOH + HCl --> NaCl + H2O
0.2_____0.2______0.2
nHCl dư = 0.3 - 0.2 = 0.1 mol
Vì : dung dịch sau phản ứng có HCl dư nên quỳ tím hóa đỏ
CM HCl dư = 0.1/0.5=0.2M
CM NaCl = 0.2/0.5 = 0.4M
Câu 2 :
Đặt :
nAl2O3 = x mol
nZnO = y mol
mhh= 102x + 81y=28.5 (1)
nH2SO4 = 0.7 mol
Al2O3 + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2O
x_________3x
ZnO + H2SO4 --> ZnSO4 + H2O
y_______y
<=> 3x + y = 0.7 (2)
Giải (1) và (2) :
x = 0.2
y = 0.1
mAl2O3 = 20.4 g
mZnO = 8.1 g
%Al2O3 = 71.57%
%ZnO=28.43%
2KOH + Al2O3 --> 2KAlO2 + H2O
0.4______0.2
2KOH + ZnO --> K2ZnO2 + H2O
0.2______0.1
mKOH = 0.6*56= 33.6 g
mdd KOH = 33.6*100/10=336 g
Hòa tan 10,4 g hỗn hợp Mg và MgCO3 vào dung dịch HCl 7,3% sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy tính khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu? khối lượng dung dịch HCl? nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng?
hòa tan hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 7,3 g dung dịch HCl thu được 0,18 g H2. sau phản ứng hỗn hợp còn dư hay hết
PTHH:
Mg + 2HCl ==> MgCl2 + H2
Fe + 2HCl ==> FeCl2 + H2
Ta có: nHCl = \(\frac{7,3}{36,5}=0,2\left(mol\right)\)
=> nH (trước phản ứng) = 0,2 (mol)
nH2 = \(\frac{0,18}{2}=0,09\left(mol\right)\)
=> nH(sau phản ứng) = 0,18 (mol)
Ta thấy: nH(trước phản ứng) > nH(sau phản ứng)
=> Axit dư, hỗn hợp kim loại hết
Dung dịch !!!!
1/ Để hòa tan 4,8g Mg phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,5M và H2SO4 0,5M
a. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp axit trên cần dùng
b. Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng ở đktc
2/ Hòa tan 13,2g hỗn hợp gồm 2 kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dung dịch HCl 1,5M . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7g hỗn hợp muối khan
a. Chứng minh hỗn hợp A không tan hết
b. Tính thể tích Hiđro sinh ra
Bài 1/
\(Mg\left(0,75x\right)+2HCl91,5x\rightarrow MgCl_2+H_2\left(0,75x\right)\)
\(Mg\left(0,5x\right)+H_2SO_4\left(0,5x\right)\rightarrow MgSO_4+H_2\left(0,5x\right)\)
Gọi thể tích của dd là x (l)
\(\Rightarrow n_{HCl}=1,5x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,5x\left(mol\right)\)
Ta lại có: \(n_{Mg}=\frac{4,8}{24}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow0,75x+0,5x=0,2\)
\(\Leftrightarrow x=0,16\left(l\right)\)
Vậy thể tích dung dịch là \(0,116\left(l\right)\)
b/ Theo câu a thì ta có:
\(n_{H_2}=0,75x+0,5x=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Bài 2/
Gọi công thức chung của hỗn hợp A là X và hóa trị là a
\(2X+2aHCl\rightarrow2XCl_a+aH_2\)
Giả sử hỗn hợp A tan hết thì khối lượng muối lúc sau sẽ bẳng khối lượng của kim loại cộng với khối lượng Cl
\(\Rightarrow m_{Cl}=32,7-13,2=19,5\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{Cl}=\frac{19,5}{35,5}\approx0,549\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCl}=n_{Cl}=0,549\left(mol\right)\)
Mà theo đề bài thì ta có: \(n_{HCl}=0,4.1,5=0,6\left(mol\right)>0,549\)
Vậy HCl phải phản ứng hết còn kim loại phản ứng dư.
b/ \(n_{H_2}=\frac{n_{HCl}}{2}=\frac{0,6}{2}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
Cho 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 1M và H2SO4 0,5M phản ứng với 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH 3M và KOH 4M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. pH dung dịch B là:
A. 7 B. 1 C. 2 D. 13
E là este mạch không nhánh chỉ chứa C, H, O, không chứa nhóm chức nào khác. Đun nóng một lượng E với 150ml dung dịch NaOH 1M đến kết thúc phản ứng. Để trung hòa dung dịch cần 60ml dung dịch HCl 0.5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 5,52 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Tìm công thức cấu tạo của este?
số mol NaOH phản ứng = 0,15*1 - 0,06*0,5 = 0,12
Hai muối R-(COONa)z và NaCl
Vì thu được 1 muối axit hữu cơ và hh 2 rượu đơn chức ==> este có cấu tạo :
R1-OOC-R-COONa + 2 NaOH --> R-(COONa)2 + R1-OH + R2-OH
0,06 <--------------------0,12-----------0,06------------0,06-----0,06
Khối lượng muối = 0,06*(R+2*67) + 58,5*0,03 = 11,475 ==> R = 28 ==> gốc -C2H4-
khối lượng rượu = 0,06*(R1+17) + 0,06*(R2+17) = 5,52 ==> R1 + R2 = 58
R1 = 15 ==> R2 = 43 ==> hai rượu là CH3-OH và C3H7-OH
==> este là CH3-OOC-C2H4-CH2-CH2-CH3 ==> CH3CH2CH2-OOC-CH2CH2COOCH3
1) Cho a (g) bột Fe tác dụng với b (g) bột S . Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X.Cho X tác dụng vừa đủ với 16,4 (g) dung dịch HCL thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm H2 và H2S có tỉ khối so với H2 = 13 . Viết PTHH và tính a , b.
2) Trộn đều 14 (g) bột sắt với 7,68 g bột S rồi đem nung nóng trong bình ko chứa oxi thu được chất rắn a . Đem toàn bộ chất rắn a cho vào dung dịch HCL dư, sau phản ứng thu được 5,6 l hỗn hợp B (đktc) có tỉ khối so với H2 = 14,44 . Tính hiệu suất giữa Fe và S.