Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tòn tại trong thời gian
A. Từ năm 1917 đến năm 1991.
B. Từ năm 1918 đến năm 1991.
C. Từ năm 1920 đến năm 1991.
D. Từ năm 1922 đến năm 1991.
Nêu nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
- Các nước như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và một số nước khác tiến hành cải cách mở cửa
- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ công bằng văn minh vẫn là đích tới của các quốc gia trên thế giới.
Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
Tham khảo:
- Ở châu Á, từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
+ Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.
+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
- Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.
=> Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại
Trình bày những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba...
- Đường lối cải cách mở cửa tiếp tục được triển khai với chủ trương: phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.
- Qua hơn ba thập kỉ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. Ngả về các cường quốc phương Tây.
B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. Liên minh chặt chẽ với Mỹ.
D. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án A
Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của nước Nga là ngả về phương Tây mong nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Chú ý:
Ngoài ra, Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, …)
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. Ngả về các cường quốc phương Tây
B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
C. Liên minh chặt chẽ với Mỹ
D. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Đáp án A
Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của nước Nga là ngả về phương Tây mong nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Chú ý:
Ngoài ra, Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, …)
Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nhân dân VN từ những năm 1945 đến năm 1991
(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội Việt Nam. Đây là biểu hiện của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp.
Từ khóa: giúp đỡ quốc tế, quan hệ Liên Xô - Việt Nam, viện trợ quân sự.
Năm 1945 đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Việt Nam lại phải đứng lên chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, được các thế lực đế quốc giúp sức, bảo vệ nền độc lập mới giành được.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã nhanh chóng tích cực kêu gọi và đề nghị sự công nhận, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, trong đó có Liên Xô. Nhưng do các lý do, điều kiện khách quan, Liên Xô chưa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Vì thế, Việt Nam bước vào kháng chiến trong bối cảnh chưa có được sự công nhận và ủng hộ quốc tế, phải hoàn toàn dựa vào sức mình, dựa vào nội lực nên gặp rất nhiều khó khăn. Với đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính của Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam đã quyết tâm kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đưa cuộc kháng chiến từng bước tiến lên giành được thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến kiến quốc của Việt Nam đã trải qua những thời khắc gian khó nhất, đang từng bước giành được thế chủ động trong chiến dịch và chiến đấu; lực lượng vũ trang chính quy được xây dựng lên quy mô cấp đại đoàn. Cuộc kháng chiến lớn mạnh cũng đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng lớn về vũ khí, đạn dược, trang bị vật chất. Điều cấp bách đặt ra là phải tìm thêm được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
1. Liên Xô công nhận Việt Nam, giúp vũ khí, trang bị chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954)
Từ giữa tháng 1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếp đó, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô. Tại cuộc hội kiến với lãnh đạo Liên Xô là Xtalin (có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ở thăm Liên Xô cùng tham dự) vào đầu tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo rõ tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam và đề nghị hai nước Liên Xô, Trung Quốc trợ giúp Việt Nam kháng chiến, nhất là trợ giúp về quân sự. Lãnh đạo Liên Xô bày tỏ quan điểm công nhận Việt Nam, nhất trí sẽ viện trợ nhưng cho rằng về mặt địa lý, Liên Xô ở xa Việt Nam, nên đề nghị Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam, Liên Xô sẽ hoàn trả cho Trung Quốc khối lượng vũ khí, trang bị, vật chất mà Trung Quốc giúp Việt Nam.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến Liên Xô, làm cho Liên Xô hiểu rõ hơn tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam đang phát triển thuận lợi, việc Liên Xô ngày càng mâu thuẫn gay gắt với Mỹ, có yêu cầu và ý định mở.ộng ảnh hưởng ở châu Á (sau khi cách mạng Trung Quốc thành công) và khu vực Đông Nam Á, cùng với quan hệ giữa Liên Xô với Pháp ngày càng xấu đi khi mà Hiệp định giữa hai nước ký tháng 12-1944 không còn hiệu lực là những lý do dẫn đến việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một đất nước tuyên bố đi theo con đường xây dựng CNXH.
Lập niên biểu những sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Thời gian | Liên Xô | Các nước Đông Âu |
1945-1950 | - Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. - 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa. |
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định. |
1950 - 1970 | - Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. + Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. + Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu. + Khoa học kỹ thuật: đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. + Trình độ học vấn của người dân tăng cao. + Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa. |
- Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm. - Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp. |
Những năm 70 đến năm 1991 | + 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô. + Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. + 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. + 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. + 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. + 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. + 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. |
+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu. + Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. + Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng. + Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức). |
Hãy cho biết tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000?
Liên bang Nga là “quốc gia kế tục” Liên Xô, trong đó được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Về kinh tế, từ 1990-1995 tăng trưởng GDP là âm. Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng đạt 0,5 %, năm 2000 là 9%.
- Về chính trị, tuy Hiến pháp được ban hành tháng 12-1993, nhưng tình hình trong nước không ổn định, nhất là do phong trào li khai ở Trécxnia.
- Về đối ngoại, lúc đầu ngả về phương Tây, sau có điều chỉnh, phát triển quan hệ với các nước châu Á
Từ sau năm 2000, dưới chính quyền của Tổng thống V. Putin tình hình Liên bang Nga có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, vị thế quốc tế được nâng cao
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?
A. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc
C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ
Đáp án cần chọn là: C
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sachs chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức
Vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 đến 1991 đã thay đổi như thế nào ?
A. Đảng cầm quyền ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô.
B. Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Một trong những Đảng phái chính trị lớn, nắm quyền lãnh đạo đất nước Xô Viết ⇒ Đảng bất hợp pháp.
C. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Đảng bất hợp pháp.
D. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Đảng cầm quyển duy nhất.