Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 7:32

Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng “Ở đây bán cá tươi có bốn yếu tố:

     + Ở đây: có vai trò chỉ địa điểm

     + Có bán: vai trò chỉ hoạt động của cửa hàng

     + Cá: chỉ ra mặt hàng bán ra

     + Tươi: chỉ chất lượng của hàng hóa

Nhan Thanh
Xem chi tiết
Thanh Tramm
10 tháng 11 2018 lúc 22:03

1.
Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng ("Ở đây có bán cá tươi") có bốn yếu tố:
- "Ở đây": thông báo địa điểm cửa hàng.
- "Có bán": thông báo hoạt động của cửa hàng.
- "Cá": thông báo loại mặt hàng.
- "Tươi": thông báo chất lượng mặt hàng.
Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
2.
Có bốn vị khách "góp ý" về tấm biển ở cửa hàng bán cá:
- Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ "tươi"
- Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ "ở đây”
- Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ "có bán"
- Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.
* Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.
- Nếu bỏ chữ "tươi", là làm mất đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng còn có thể được chấp nhận.
- Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ địa điểm "ở đây" mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tôi nghĩa và thiếu lịch sự đối với khách hàng.
- Khi bỏ đi cả chữ "có bán" chỉ để lại một từ "cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.
- Đến ý kiến cuối cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì "ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ "cá". Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.
3.
Những chi tiết làm ta cười là mỗi lần có người góp ý thì nhà hàng không cần suy nghĩ, "nghe nói, bỏ ngay". Ta cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biến quảng cáo để làm gì.
Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ "cá". Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ "cá" và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.
4.
- Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên một tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.
- Khi được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

Phùng Tuệ Minh
11 tháng 11 2018 lúc 8:35

1)Nội dung của tấm biển ó 4 yếu tố và có ý nghĩa:

- Ở đây: Địa điểm

- Có bán: Hoạt động

- Cá: Mặt hàng

- Tươi: Chất lượng của sản phẩm.

2) Có 4 người góp ý về cái biển:

- Ý kiến thứ nhất là bỏ từ "Tươi" đi, làm mất đi khẳng định về chất lượng tốt của sản phẩm, nhưng trong trường hợp này có thể bỏ được.

- Ý kiến thứ hai là bỏ " Ở đây" Làm câu trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự với khách hàng.

- Ý kiên thứ ba là bỏ: " Có bán" Làm ra chiếc biển chỉ còn mỗi từ " Cá" lúc này, câu rất trống trơn, thể hiện ko tôn trọng và thiếu lịch sự với khách.

- Ý kiến cuối là hạ luôn cái biển. Mục đích đầu khi treo biển là để quảng cáo cho khách biết ở đây bán cá tươi, nhưng khi dỡ biển xuống, tác dụng của chiếc biển quảng cáo không còn nữa.

3) Đọc truyện này, những chi tiết làm em cười là những chi tiết người ta nhận xét về cái bảng. Khi dỡ cái bảng xuống là chi tiết đáng cười đc bộc lỗ rõ nhất. Vì khi ấy từ một chiếc biển đã bị dỡ hẳn sau những lời nhận xét của mọi người. Những lời nhận xét ấy nghe cũng rất đúng nhưng nếu xem lại hậu quả mà khi sửa cái biển thì lại rất phi lý.

4) Ý nghĩa:

- Khuyên người ta cần có sự tự tin và chủ kiến riêng cho mình.

ma đức việt
Xem chi tiết
Thanh Tramm
18 tháng 11 2018 lúc 15:35

Câu 1:

Nội dung tấm treo biển ở cửa hàng có bốn yếu tố:

- “Ở đây”: thông báo địa điểm cửa hàng.

- “có bán”: thông báo hoạt động của cửa hàng.

- “cá”: thông báo loại mặt hàng.

- “tươi”: thông báo chất lượng mặt hàng.

Bốn yếu tố này cần thiết cho một tấm biển quảng cáo.

Câu 2:

* Có 4 người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá:

- Người thứ nhất bảo bỏ chữ “tươi”

- Người thứ hai bảo bỏ chữ “ở đây”

- Người thứ ba bảo bỏ chữ “có bán”

- Người thứ tư bảo bỏ nốt chữ “cá”

* Nhận xét : Cả 4 ý kiến đều mang tính chủ quan, cá nhân và ngụy biện

- Nếu bỏ chữ “tươi” là làm mất đi sự khẳng định chất lượng cao về sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên vẫn có thể bỏ được.

- Nếu bỏ chữ “ở đây” thì làm cho nội dung biển có phần tối nghĩa và thiếu lịch sự.

- Khi bỏ đi cả chữ “có bán” chỉ để lại một từ “cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên tối nghĩa và bị cụt.

- Ý kiến cuối cùng là cất nốt biển đi vì ai đi tới đây đều ngửi thấy mùi cá tanh nên không cần từ “cá”. Cửa hàng lại nhắm mắt nghe theo. Cho thấy : cửa hàng bán cá này không có lập trường riêng, ai bảo gì cũng nghe theo.

Câu 3:

* Những chi tiết làm em cười đó là mỗi lần có người đến góp ý thì cửa hàng không cần suy nghĩ mà nghe cái là bỏ ngay. Ta cười vì chủ cửa hàng không suy nghĩ cho kĩ trước khi quyết định. Một khi đã treo biển quảng cáo thì phải biết nội dung trên tấm biển đó có ý nghĩa gì và treo để làm gì.
* Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Đến khi cái biển chữ còn mỗi chữ “cá” thì người ta vẫn góp ý là bỏ luôn chữ cá đi. Ta cười vì mỗi góp ý đều có lý nhưng nếu ta cứ làm theo thì cuối cùng lại phi lí. Đặc biệt, ông chủ của cửa hàng cá này không có chủ kiến.

Thảo Phương
18 tháng 11 2018 lúc 15:36

1)Nội dung của tấm biển ó 4 yếu tố và có ý nghĩa:

- Ở đây: Địa điểm

- Có bán: Hoạt động

- Cá: Mặt hàng

- Tươi: Chất lượng của sản phẩm.

2) Có 4 người góp ý về cái biển:

- Ý kiến thứ nhất là bỏ từ "Tươi" đi, làm mất đi khẳng định về chất lượng tốt của sản phẩm, nhưng trong trường hợp này có thể bỏ được.

- Ý kiến thứ hai là bỏ " Ở đây" Làm câu trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự với khách hàng.

- Ý kiên thứ ba là bỏ: " Có bán" Làm ra chiếc biển chỉ còn mỗi từ " Cá" lúc này, câu rất trống trơn, thể hiện ko tôn trọng và thiếu lịch sự với khách.

- Ý kiến cuối là hạ luôn cái biển. Mục đích đầu khi treo biển là để quảng cáo cho khách biết ở đây bán cá tươi, nhưng khi dỡ biển xuống, tác dụng của chiếc biển quảng cáo không còn nữa.

3) Đọc truyện này, những chi tiết làm em cười là những chi tiết người ta nhận xét về cái bảng. Khi dỡ cái bảng xuống là chi tiết đáng cười đc bộc lỗ rõ nhất. Vì khi ấy từ một chiếc biển đã bị dỡ hẳn sau những lời nhận xét của mọi người. Những lời nhận xét ấy nghe cũng rất đúng nhưng nếu xem lại hậu quả mà khi sửa cái biển thì lại rất phi lý.

Phùng Tuệ Minh
18 tháng 11 2018 lúc 18:14

1. Nội dung của tấm biển quảng cáo có 4 yếu tố sau và vai trò:

- Ở đây: chỉ địa điểm.

- Có bán: chỉ hoạt động.

- Cá: tên sản phẩm.

- Tươi: Chỉ chất lượng sản phẩm.

2. Có 4 người cho ý kiến:

- Ý kiến 1: Bỏ "tươi" đi, khi bỏ từ " tươi" đi, mất đi sự khẳng định về chất lượng sản phẩm. Nhưng có thể châm trước.

- Ý kiến 2: Bỏ " ở đây" Làm câu trở nên cộc lốc vì chỉ còn" có bán cá". Thể hiện sự thiếu lịch sự với khách hàng.

- Ý kiến 3: Bỏ yếu tố" có bán". Khi bỏ yếu tố này, tấm biến chỉ còn mỗi tiếng " cá". Điều này làm tấm biển càng cộc lốc hơn, thiếu tính lịch sự, không tôn trọng khách hàng.

- Ý kiến cuối ( thứ tư): hạ tấm biển xuống. Khi hạ tấm biển xuống, mục đích treo tấm biển sẽ mất đi. Vì treo biển để quảng cáo hàng, khi gỡ tấm biển xuống, mục đích đầu tiên đó sẽ mất đi.

3. Khi đọc truyện, mỗi ý kiến góp ý về cái biển đều làm em cười. Chi tiết cuối có nghĩa là chi tiết nhà hàng hạ tấm biển được bộc lộ cái đáng cười rõ nhất vì nó nêu ra hậu quả gộp chung của cả bốn lần góp ý. Chi tiết ấy cũng thể hiện mục đích treo biển đã mất đi, rất đáng để cười.

25 Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 1 2018 lúc 5:26

Đáp án D

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 23:04

Tham khảo!

Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 12 2023 lúc 23:22

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa:  bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn và giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa đẹp đẽ hơn.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 9 2023 lúc 22:35

Tham khảo!

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

 

+ Sọ Dừa không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố kì ảo:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiến lên một trang mới.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn hơn với người đọc.

Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
KAITO KID
24 tháng 11 2018 lúc 20:17

Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.

     Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.

    Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.

Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.

Lê Hữu Phúc
24 tháng 11 2018 lúc 20:18

Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận ,nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc

Tập-chơi-flo
24 tháng 11 2018 lúc 20:31

"Truyện cổ tích thần kỳ"

Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa. Tuy đã ra đời từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhưng truyện cổ tích vẫn được lưu truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc với mỗi người.



Ngay từ thuở mới lọt lòng, chúng ta đều được nghe những câu chuyện cổ tích từ bà, từ mẹ. Những sự tích Trầu cau, Tấm Cám, chuyện Cây tre trăm đốt, nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng, chuyện anh chồng tội nghiệp trong Ai mua hành tôi... đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân Việt. Khác với thần thoại hay truyền thuyết, những nhân vật trong truyện cổ tích không phải là các vị thánh thần, những người khai sơn phá thạch, đội đá vá trời... mà là những nhân vật hết sức bình thường, quen thuộc trong đời sống của bà con nông dân như các dũng sĩ, người mồ côi, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Cũng vì thế mà truyện cổ tích được coi là một trong những thể loại văn học dân gian phản ánh rõ nét phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, ước vọng của người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân qua từng thời kì khác nhau.



Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn gửi gắm trong mỗi câu chuyện một bài học nhân sinh quý giá, về cách đối nhân xử thế, tình làng nghĩa xóm, chuyện anh em ruột thịt một nhà, lòng hiếu thảo với mẹ cha. Truyện cổ tích cũng răn dạy con người lẽ phải, lên án kẻ xấu, kẻ ác, những phường quan lại gian tham, bảo vệ cái tốt, cái thiện, những người biết sống vì người khác. CŨng chính vì những giá trị tốt đẹp này mà truyện cổ tích được người dân các thế hệ luôn gìn giữ, truyền lại để răn dạy cho con cháu.



Truyện cổ tích thần kỳ nằm trong Bộ sách "Tổng tập văn học dân gian người Việt" - bộ sách lần đầu tiên được biên soạn tương đối thống nhất về phương pháp, giới thiệu diện mạo văn học dân gian người Việt theo thể loại. Các thể loại tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, vè, ca dao được dành hai tập cho một thể loại. Ngoài ra còn có các thể loại: câu đố, truyện ngụ ngôn, giai thoại văn học, truyện nôm bình dân...


Các chuyên gia văn hoá của Viện Nghiên cứu văn hoá sưu tầm, chọn lọc các truyện cổ tích tiêu biểu nhất của Việt Nam với mong muốn "Khi từng quyển sách này đến tay bạn đọc, sau khi thưởng thức trí tuệ mẫn tiệp trong các câu tục ngữ sự hóm hỉnh trong câu đố, sự sảng khoái trong các truyện cười, tính chất ý nhị trong các giai thoại văn học, những rung động thiết tha qua lời ca dao trữ tình... xin bạn đọc hiểu rằng đó là tài sản văn hoá tinh thần quý báu của cha ông. Việc sưu tầm, gìn giữ nó không chỉ do các soạn giả được ghi tên ở trong sách, mà còn do nhiều thế hệ, nhiều nhà sưu tầm thực hiện, tên tuổi và các công trình của họ đã được ghi nhận đầy đủ trong bộ sách này".