Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Lê Thành Công
3 tháng 2 2016 lúc 15:25

Đặc điểm đô thị hóa :

a) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm - trình độ đô thị hóa thấp.

- Diễn ra chậm

+ Đô thị xuất hiện sớm nhất : Cổ Loa thế kỉ 3 trước công nguyên.

+ Thế kỉ 11 xuất hiện kinh thành Thăng Long

+ Thế kỷ 16-19 cuát hiện các khu đô thị Phố Hiến - Phú Xuân - Hội An...

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh sau 1975

- Trình độ đô thị hóa thấp 

+ Quy mô đô thị nhỏ

+ Phân bố tản mạn

+ Nếp sống nông thôn và thành thị đan xen lẫn 

+ Trình độ đô thị  hóa không đều giữa các vùng.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

1990 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 19.5%

2005 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 26.9%

2009 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 29.6%\

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

- Mật độ đô thị cao

+ Trung du miền núi Bắc Bộ

+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long

- Mật độ đô thị thấp

+ Tây nguyên

d) Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị Việt Nam thấp hơn thế giới là : Quá trình công nghiệp hóa còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp

Minh Hiền Trần
3 tháng 2 2016 lúc 15:30

– Đặc điểm của đô thị hoá:

 Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp. 0,25 Tỉ lệ dân thành thị tăng. 0,25 Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. 0,25

– Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới là do quá trình công nghiệp hoá còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp…

Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
13 tháng 2 2016 lúc 14:57

Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng do ở nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.

Sách Giáo Khoa
25 tháng 3 2020 lúc 15:10

Công nghiệp hóa là nhân tố trực tiếp dẫn tới quá trình đô thị hóa, trong đó có tỉ lệ dân thành thị. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ làm tỉ lệ dân thành thị tăng.

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Thị Hiền
7 tháng 11 2021 lúc 22:31

Nguyên nhân là do:

-Nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước từ đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển.

-Người dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.

-Sự mở rộng về quy mô, số lượng và mạng lưới các đô thị.

- sự hấp dẫn của dô thị về vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống.

anh nguyễn
Xem chi tiết
long mk
19 tháng 2 2022 lúc 14:20

tham khảo

a) Đặc điểm đô thị hóa

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp (27,4% năm 2007).

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp (cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới).

- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

b) Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là do nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.

lạc lạc
19 tháng 2 2022 lúc 19:14

Tham khảo 

 

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp (cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới).

- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 12 2017 lúc 14:28

Hướng dẫn: SGK/78, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2019 lúc 3:26

HƯỚNG DẪN

- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...

- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.

- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:

+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.

+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.

+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.

Bắc Băng Dương
Xem chi tiết
Bùi Bích Phương
22 tháng 5 2016 lúc 22:06

* Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp: 

+ Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến…

+ Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định …

+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

+ Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.

+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

* Tỷ lệ dân thành thị tăng:

+ Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9%.

+ Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực .

* Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL).

+ Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

 

Phan Thùy Linh
22 tháng 5 2016 lúc 22:06

-  Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

+ Từ thế kỉ III trước công nguyên, thành cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.

+ Vào thời phong kiến, một số đô thị được hình ihành ỏ những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, sau đó là các đô ihị: Phú Xuân, Hội An, Đà Năng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI - XVIII.

+ Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị nhỏ bé, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

+ Từ năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

+ Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ớ miền Nam, Chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá chững lại.

+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm 2005).

+ Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ và ít nhất là vùng Đông Nam Bộ với nhiều đô thị lớn, đông dân.

+ Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị.


 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 8 2018 lúc 17:46

Công nghiệp hóa là nhân tố trực tiếp dẫn tới quá trình đô thị hóa, trong đó có tỉ lệ dân thành thị. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ làm tỉ lệ dân thành thị tăng.

=> Chọn đáp án C

Nguyễn Hồng
Xem chi tiết
Bé Tiểu Yết
25 tháng 4 2021 lúc 13:29

* Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

-  Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :

-  Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Vùng có số dân đô thị cao nhất  là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

Nguyễn Phước Thịnh
Xem chi tiết
Jae Yeol
11 tháng 12 2021 lúc 20:47

Đặc điểm đô thị hóa

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp (27,4% năm 2007).

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp (cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới).

- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
bạn tham khảo thử nhé!