Những câu hỏi liên quan
Tú Phan
Xem chi tiết
_NamesAreNotImportant_
14 tháng 2 2022 lúc 8:28

Tham khảo

* Mô tả thí nghiệm của sự co cơ:

- Khi thấy có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cơ chân của ếch thì cơ co. Sau đó, cơ dãn làm cần ghi kéo lên, rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

* Nhận xét sự thay đổi độ lớn của cơ bắp trước cánh tay:

- Thử gấp cẳng tay vào cánh tay ta thấy được cánh tay to lên.

* Có sự thay đổi đó là vì:

- Vì khi co cơ các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ dày làm cho tế bào ngắn lại và to lên theo chiều ngang.

ひまわり(In my personal...
14 tháng 2 2022 lúc 9:57

Ý 1

- Khi tay ta co lại thì có hiện tượng co cơ khiến cơ bắp phình to nên về bề ngang.

- Khi không gấp cánh tay lại ( duỗi thẳng tay) thì cơ lại trở về trạng thái bình thường.

Ý 2

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại à bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang

- Còn khi duỗi thẳng tay thì cơ không còn co nữa mà lúc này cơ được trở về trạng thái bình thường.

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 11 2023 lúc 22:08

Tham khảo!

Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng:

- Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn lên giường nằm khểnh và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.

- Nhưng sau khi nhìn thấy cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã vô cùng ân hận sợ hãi, ân hận và nhận ra hành động vừa rồi của mình thật đáng trách.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Ban đầu, nấm mốc chỉ có một ít tế bào, các tế bào đó lấy dinh dưỡng trong đĩa petri để phát triển và sinh sản ra các thế hệ mới, và theo thời gian, lượng nấm mốc càng nhiều nên kích thước khuẩn lạc nấm trong đĩa petri càng ngày càng lớn.

Huỳnh Huỳnh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
10 tháng 10 2023 lúc 18:11

Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan?

A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận.

B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian.

C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại.

D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan.

Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là

A. quy luật của lịch sử.

B. hiện thực lịch sử.

C. nhận thức lịch sử.

D. bản chất của lịch sử.

Câu 8. Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của Sử học?

A. Chức năng khách quan của sử học.

B. Chức năng thực tiễn của sử học.

C. Chức năng khoa học của sử học.

D. Chức năng sáng tạo của Sử học.

Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện khi

A. con người biết ghi chép lịch sử.

B. con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.

C. con người biết ghi chép những hoạt động của vua chúa.

D. con người biết ghi chép những hoạt động về kinh tế.

Câu 10. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. Đó là chức năng

A. nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

B. sáng tạo của Sử học.

C. xã hội của Sử học.

D. khoa học của sử học.

Câu 11. Một trong các nhiệm vụ của Sử học là gì?

A. Giúp học sinh say mê học tập môn lịch sử.

B. Trang bị tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận.

C. Trang bị đầy đủ các nguồn sử liệu đã diễn ra trong quá khứ.

D. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt môn lịch sử dân tộc.

Câu 12. Hiện thực lịch sử là tất cả những

A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.

B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.

Câu 13. Hiện thực lịch sử được hiểu là

A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.

B. những hiểu biết của con người về quá khứ.

C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.

D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

A. Là nhận thức của con người về quá khứ.

B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.

C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.

D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 15. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 16. Nhận thức lịch sử được hiểu là

A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.

C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.

D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 18. Sử học là

A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.

D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.

D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.

Câu 20. Các chức năng của Sử học bao gồm

A. khoa học, xã hội và giáo dục.

B. khách quan, trung thực và khoa học.

C. xã hội, văn hóa và giáo dục.

D. trung thực, khoa học và giáo dục.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch

 

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa ở bán cầu Bắc và ngược lại ở bán cầu Nam

+ Mùa xuân: đêm càng ngắn lại, ngày càng dài ra.

+ Mùa hạ: đêm ngắn, ngày dài.

+ Mùa thu: đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại.

+ Mùa đông: đêm dài, ngày ngắn.

- Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
6 tháng 4 2017 lúc 15:27

1. Ở vĩ độ 600B nhiệt độ giảm dần từ tây sang đông do ở phía tây ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương và gió tây ôn đới nên nóng, ẩm hơn
2. Đường đẳng nhiệt
00C có vĩ độ giảm dần từ tây sang đông vì phía tây ấm hơn do dòng biển nóng chạy sát bờ và gió tây ôn đới, còn phía đông lạnh hơn vì vào sâu trong lục địa, không có sự ảnh hưởng của gió biển

Dương Bảo Nguyên
Xem chi tiết
Yen Nhi
2 tháng 4 2021 lúc 19:32

Câu 1: Hiểu được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm

Vì không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên trong khí có độ ẩm. Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa.

Câu 2: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:

– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.

– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

Khách vãng lai đã xóa
Han Do
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 4 2021 lúc 23:05

-    Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ : Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ

+ Vùng vĩ độ thấp : nhiệt độ cao

+ Vùng vĩ độ cao : nhiệt độ thấp

-    Nhiệt độ có sự thay đổi như vậy là vì : Ở xích đạo, quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên lượng nhiệt nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất cũng nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít lượng nhiệt hơn.