Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 2 2017 lúc 16:37

Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về khoa học-kĩ thuật: Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.

Văn hóa: Nhật Bản vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình.

Chính trị: Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.

Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
29 tháng 2 2016 lúc 13:30

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 1 2022 lúc 9:55

Chọn C

Dương
Xem chi tiết
RealBoyMC
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:46

Tham Khảo : 

 

- Tình hình chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Tình hình kinh tế:

+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..

- Tình hình văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

hoang thi Cha
Xem chi tiết
Thuy Bui
23 tháng 11 2021 lúc 17:54

tham khảo

 

 

Đại Tiểu Thư
23 tháng 11 2021 lúc 17:56

Tham khảo:

Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

Hong
Xem chi tiết
Bui Ngoc TRuc
16 tháng 8 2016 lúc 11:39

a. Công nghiệp:

 - Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.

- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).

- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...

 Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.

- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...

b. Nông nghiệp:

- Đạt trình độ thâm canh cao;

- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.

- Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao.

- Vùng núi phát triển chăn nuôi.

c. Dịch vụ: Các ngành dịch vụ rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.

- Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Đuy-rich.... 

  

 

 
Lê Nguyên Hạo
16 tháng 8 2016 lúc 11:36

Tây Âu trong thập kỉ 90:

Về kinh tế, bước vào thập kỉ 90, sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.

Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ cuối cùng của thể kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. Tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Trong năm 1991, các nước thành viên (EU) đã kí Hiệp ước Maxtrích đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU). Quá trình liên kết EU mở rộng và chặt chẽ hơn.

Hà Trang Dương Thị
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
11 tháng 5 2022 lúc 12:33

Tham khảo:

a. Đàng Ngoài

- Thời Mạc Đăng Doanh, khi mà chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều, nông nghiệp yên ổn, nhà nhà no đủ.

- Từ khi diễn ra những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

 

+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.

b. Đàng Trong

- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đế củng cố cát cứ.

- Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

- Năm 1698, đặt phủ Gia Định, sau đó sáp nhập vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên vào dinh này, lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kết quả của quá trình khai hoang mà nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.

=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.