a. Công nghiệp:
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...
Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
b. Nông nghiệp:
- Đạt trình độ thâm canh cao;
- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.
- Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao.
- Vùng núi phát triển chăn nuôi.
c. Dịch vụ: Các ngành dịch vụ rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
- Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Đuy-rich....
Tây Âu trong thập kỉ 90:
Về kinh tế, bước vào thập kỉ 90, sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.
Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ cuối cùng của thể kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. Tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Trong năm 1991, các nước thành viên (EU) đã kí Hiệp ước Maxtrích đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU). Quá trình liên kết EU mở rộng và chặt chẽ hơn.