Những câu hỏi liên quan
ZynZie
Xem chi tiết
thaopham
Xem chi tiết
Thương Nhau Để Đấy
Xem chi tiết
Elizabeth
4 tháng 10 2018 lúc 21:39

Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

-Đầu trâu mặt ngựa

-Miệng hùm gan sứa

Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

-Hoa đồng cỏ nội

-Liễu yếu đào tơ

Bình luận (0)
Trần Văn Thuận
Xem chi tiết
nguyễn văn A
Xem chi tiết
qlamm
4 tháng 12 2021 lúc 9:26

Tham khảo

1. Lành như đất: Khen người nào đó rất hiền lành.

2. Hiền như bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.

3. Gan vàng dạ sắt: Khen người nào đó chung thủy, không thay lòng đổi dạ.

4. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nau và thân thiết với nhau.

5. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
4 tháng 12 2021 lúc 9:26

Tham khảo!

 

1. Lành như đất: Khen người nào đó rất hiền lành.

2. Hiền như bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.

3. Gan vàng dạ sắt: Khen người nào đó chung thủy, không thay lòng đổi dạ.

4. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nau và thân thiết với nhau.

5. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.

2.

-Chị ấy đã sinh con ngày hôm qua được mẹ tròn con vuông.

-Con hãy làm theo lời khuyên của mẹ đi, trứng mà đòi khôn hơn vịt à.

-Nhờ chăm chỉ học tập, nấu sử sôi kinh suốt 12 năm trời mà Hoa đã đỗ trường đại học danh tiếng.

Bình luận (0)
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 9:27

Em tham khảo:

1. 

1. Lành như đất: Khen người nào đó rất hiền lành.

2. Hiền như bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.

3. Gan vàng dạ sắt: Khen người nào đó chung thủy, không thay lòng đổi dạ.

4. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nau và thân thiết với nhau.

5. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.

2.

Đặt câu: 

Ông ấy hiền như Bụt

Dù có khó khăn gì chúng ta cũng sẽ kề vai sát cánh

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
Võ Bảo Vân
19 tháng 9 2019 lúc 18:37

1/ Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

Hai thành ngữ co yếu tố chỉ động vật:

Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp. Ăn ốc nói mò: nói không có ăn cứ, chứng cứ gì cả.

Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

Liễu yếu đào tơ: chỉ những người con gái trẻ, mảnh mai, yếu ớt. Cây cao bóng cả: Người có thế lực, uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.

2/ Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

Vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí”:

• Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm đồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương. Bỏ lại sau lưng là gia đình, quê thiếu bàn tay các anh chăm sóc.

• Đẹp hơn nữa chính là thế giới tâm hồn, là tình cảm gắn bó của những người lính, cùng chung những khó khăn nhưng họ cũng chung những lí tưởng, khát vọng hòa bình cho dân tộc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. Đó là hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

• Nhưng đẹp nhất ở người lính chính là tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc và thắm thiết. Tình đồng chí, đồng đội chính là sợi dây có thể gắn kết những con người tưởng chừng như xa lạ xích lại gần nhau. Tình đồng chí thiêng liêng là cội nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách

Bình luận (0)
phuongenglish
19 tháng 9 2019 lúc 18:40

1/ Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

-Đầu trâu mặt ngựa

-Miệng hùm gan sứa

Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

-Hoa đồng cỏ nội

-Liễu yếu đào tơ

2/ Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.

Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.

Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.

Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới

Đầu súng trăng treo

Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.

Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Bình luận (0)
momochi
20 tháng 9 2019 lúc 10:01

1.Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

-Đầu trâu mặt ngựa

-Miệng hùm gan sứa

Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

-Hoa đồng cỏ nội

-Liễu yếu đào tơ

2. Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.

Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.

Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.

Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới

Đầu súng trăng treo

Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.

Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Bình luận (1)
không bít
Xem chi tiết
Minh Hồng
24 tháng 11 2021 lúc 19:37

C

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
24 tháng 11 2021 lúc 19:38

C

Bình luận (0)
13. Thảo My 64
24 tháng 11 2021 lúc 19:40

C

Bình luận (0)
27.Đỗ Minh Phát 7A1
Xem chi tiết
27.Đỗ Minh Phát 7A1
18 tháng 12 2021 lúc 17:03

help đi mấy ah,ah xin mấy ah đấy help em

 

Bình luận (0)
nhungmh2
Xem chi tiết