Cho các dung dịch loãng : ( 1 ) FeCl 3 , ( 2 ) FeCl 2 , ( 3 ) H 2 SO 4 , ( 4 ) HNO 3 , (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO 3 . Những dung dịch phản ứng được với Cu là
A. (1), (3), (5)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (4), (5)
Câu 3: Cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl (loãng).
a. Tính thể tích khí H, thu được sau phản ứng (ở đktc).
b. Tính khối lượng dung dịch axit HCl (loãng) phản ứng và muối FeCl, thu được sau phản ứng.
\(n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\\ PTHH:Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\\ n_{H_2}=n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,1\left(mol\right);n_{HCl}=2.0,1=0,2\left(mol\right)\\ a,V_{H_2\left(đktc\right)}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\\ b,m_{HCl}=0,2.36,5=7,3\left(g\right)\\ m_{FeCl_2}=127.0,1=12,7\left(g\right)\)
Cái khí ở dạng phân tử nên là H2 chứ không phải H em nha!
Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A, hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch B (tiến hành ở nhiệt độ phòng).
1) Viết phương trình hóa học xảy ra.
2) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối).
a) Ở nhiệt độ thường:
2KOH + Cl2 \(\rightarrow\) KCl + KClO + H2O
6KOH + 3I2 \(\rightarrow\) 5KI + KIO3 + 3H2O
(Trong môi trường kiềm tồn tại cân bằng : \(\text{3XO- ⇌X- + XO}_3^-\)
Ion ClO- phân hủy rất chậm ở nhiệt độ thường và phân hủy nhanh khi đun nóng, ion IO- phân hủy ở tất cả các nhiệt độ).
b) Các phương trình hóa học :
Ion ClO- có tính oxi hóa rất mạnh, thể hiện trong các phương trình hóa học:
- Khi cho dung dịch FeCl2 và HCl vào dung dịch A có khí vàng lục thoát ra và dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng nâu :
2FeCl2 + 2KClO + 4HCl \(\rightarrow\) 2FeCl3 + Cl2 + 2KCl + 2H2O
- Khi cho dung dịch Br2 vào dung dịch A, dung dịch brom mất màu :
Br2 + 5KClO + H2O \(\rightarrow\) 2HBrO3 + 5KCl
- Khi cho H2O2 vào dung dịch A, có khí không màu, không mùi thoát ra:
H2O2 + KClO \(\rightarrow\) H2O + O2 + KCl
- khi cho CO2 vào A
CO2 + KClO + H2O \(\rightarrow\) KHCO3 + HClO
Nhận biết các dung dịch MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ bằng 1 hóa chất tự chọn
_ Cho mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt , có đánh số làm mẫu thử .
_ Cho một ít dd NaOH đến dư vào mỗi ống nghiệm .
+ dd xuất hiện kết tủa trắng không đổi => MgCl2
MgCl2 + 2NaOH => 2NaCl + Mg(OH)2 ↓
+ dd xuất hiện kết tủa trắng xanh , để ngoài không khí hóa nâu đỏ => FeCl2
FeCl2 + 2NaOH => 2NaCl + Fe(OH)2 ↓
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O => 4Fe(OH)3
+ dd xuất hiện kết tủa nâu đỏ => FeCl3
FeCl3 + 3NaOH => 3NaCl + Fe(OH)3 ↓
+ dd xuất hiện kết tủa trắng , tan dần trong kiềm dư => AlCl3
AlCl3 + 3NaOH => 3NaCl + Al(OH)3 ↓
Al(OH)3 + NaOH => NaAlO2 + 2H2O
Bài 10 : Cho 9.12 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 7.62 gam FeCl2 và a gamm FeCl3. Hãy tính giá trị của a.
Bài 11 : Cho 13.5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng ( trong điều kiện ko có ko khí ), thu được dung dịch X và 7.84 ít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện ko có ko khí) được m gam muối. Hãy tính giá trị của m.
Cho dãy sau: Fe2+ Cu2+ Fe3+
Fe Cu Fe2+
Biết rằng, theo chiều từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần và tính khử giảm dần. Hỏi:
a. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch CuCl2 được không?
b. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2 và dung dịch FeCl3 được không?
a) Fe có tan trong FeCl2 và CuCl2
Fe+2FeCl3----3FeCl2
Vì tính khử : Fe> Fe2+
Tính oxi hóa :Fe3+> Fe2+
b)nCu tan trong FeCl3 nhưng k tan trong CuCl2
Cu+2FeCl3---->CuCl2+2FeCl2
Cho dãy sau: Fe2+ Cu2+ Fe3+
Fe Cu Fe2+
Biết rằng, theo chiều từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần và tính khử giảm dần. Hỏi:
a. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch CuCl2 được không?
b. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2 và dung dịch FeCl3 được không?
a. Fe có thể tan trong cả hai dung dịch FeCl3 và CuCl2 theo các phản ứng sau:
\(PTHH:Fe+2FeCl3\rightarrow3FeCl2\)
Vì tính khử : Fe > Fe2+
tính oxi hóa : Fe3+ > Fe2+
\(Fe+CuCL2\rightarrow FeCl2+Cu\)
Vì tính khử : Fe > Cu
tính oxi hóa : Cu2+ > Fe2+
b. Tương tự ta có:
Cu tan trong dung dịch FeCl3 nhưng không tan được trong dung dịch FeCl2.
Cu + 2FeCl3 \(\rightarrow\) CuCl2 + 2FeCl2
@Cù Văn TháibuithianhthoDuong Letrần đức anhgiúp tớ vs mai tớ cần
hòa tan 5,8g Fe3O4 vào 10.2g dung dịch axit HCL vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl3 và FeCl2. Tính khối lượng dung dịch muối
PTHH :
Fe3O4 + 8HCl -----> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Theo đề bài ta có :
nFe3O4 = 5,8 : 232 = 0,025 (mol)
mdd (muối) = 5,8 + 10,2 = 16 (g)
Bài này đề kỳ vậy lại còn thừa nữa
có viết đúng đề không bạn
Ta có nFe3O4 = \(\dfrac{5,8}{232}\) = 0,025 ( mol )
nHCl = \(\dfrac{10,2}{36,5}\) ( mol )
Fe3O4 + 4HCl \(\rightarrow\) 2FeCl3 + FeCl2 + 2H2O
0,025......\(\dfrac{10,2}{36,5}\)
Lập tỉ số \(\dfrac{0,025}{1}\) : \(\dfrac{\dfrac{10,2}{36,5}}{4}\) = 0,025 < \(\dfrac{51}{730}\)
=> Sau phản ứng Fe3O4 hết ; HCl còn dư
=> mFeCl2 = 0,025 . 127 = 3,175 ( gam )
=> mFeCl3 = 0,05 . 162,5 = 8,125 ( gam )
Cho 16g Fe 2 O 3 tác dụng vừa đủ với 400g dung dịch HCl 7,3%.
a)Tìm khối lượng FeCl 3 tạo thành sau phản ứng.
b) Tìm nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch thu được.
\(n_{Fe2O3}=\dfrac{16}{160}=0,1\left(mol\right)\)
\(m_{ct}=\dfrac{7,3.400}{100}=29,2\left(g\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{29,2}{36,5}=0,8\left(mol\right)\)
Pt : \(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2O|\)
1 6 2 3
0,1 0,8 0,2
a) Lập tỉ số so sánh : \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{0,8}{6}\)
⇒ Fe2O3 phản ứng hết , HCl dư
⇒ Tính toán dựa vào số mol của Fe2O3
\(n_{FeCl3}=\dfrac{0,1.2}{1}=0,2\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{FeCl3}=0,2.162,5=32,5\left(g\right)\)
b) \(n_{HCl\left(dư\right)}=0,8-\left(0,1.6\right)=0,2\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{HCl\left(dư\right)}=0,2.36,5=7,3\left(g\right)\)
\(m_{ddspu}=16+400=416\left(g\right)\)
\(C_{FeCl3}=\dfrac{32,5.100}{416}=7,8125\)0/0
\(C_{HCl\left(dư\right)}=\dfrac{7,3.100}{416}=1,75\)0/0
Chúc bạn học tốt
PTPƯ: Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O
0,1 mol -----------> 0,2 mol
nFe2O3=16/160 = 0,1 mol
nHCl=400.7,3%/36,5=0,8 mol
=> HCl dư tính theo Fe2O3
mFeCl3=0,1.162,5=16,25 g
b, mdd=16+400=416 g
C% FeCl3 = 16,25/416 .100=3,91 %
C% HCl dư = 36,5.(0,8-0,1)/416 .100=6,14%
\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{16}{160}=0,1\left(mol\right)\)
\(m_{HCl}=\dfrac{C\%.m_{dd}}{100}=\dfrac{7,3.400}{100}=29,2\left(g\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{29,2}{36,5}=0,8\left(mol\right)\)
PTHH:\(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2O\)
trpư: 0,1 0,8
pư: 0,1 0,6 0,2 0,3
spư 0 0,2 0,2 0,3
a)\(m_{FeCl_3}=n.M=0,2.162,5=32,5\left(g\right)\)
b)theo định luật bảo toàn khối lượng
\(m_{ddFeCl_3}=m_{Fe_2O_3}+m_{ddHCl}\)=16+400=416(g)
\(C\%_{FeCl_3}=\dfrac{m_{FeCl_3}}{m_{ddFeCl_3}}.100\)=\(\dfrac{32,5}{416}.100\)=7,8125%
Tiến hành các thí nghiệm sau Cho biết hiện tượng? Phương trình phản ứng và giải thích
a Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl3
b Cho mẩu Na vào dung dịch BaCl2
c Cho mẩu Na vào dung dịch NH4Cl
d Cho mẩu Na dư vào dung dịch AlCl3
e Cho mẩu Kali vào dung dịch FeSO4 để trong không khí
f Cho mẩu Fe dư vào dung dịch FeCl3
g Cho mẩu Al vào dung dịch FeCl3 dư
h Cho mẩu Fe dư vào dung dịch AgNO3
i Cho mẩu Fe vào dung dịch AgNO3 dư
Cho 5.6g Fe tác dụng với dung dịch HCl thì thu đc dung dịch muối FeCl2 và khí H2.tính
a.thể tích khí H2 thu đc ở đktc
b.Khối lượng HCl phản ứng
c.Khối lượng FeCl2 tạo thành
a) nFe= \(\frac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\frac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_{H_2}=n_{Fe}\)= 0,1 (mol)
Thể tích khí H2 thu được (đktc):
\(V_{H_2\left(đktc\right)}=n_{H_2}.22,4=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
b) Ta có:
nHCl= 2. nFe= 2.0,1=0,2(mol)
Khối lượng HCl đã phản ứng:
mHCl = nHCl . MHCl= 0,2. 36,5= 7,3(g)
c) Ta có: \(n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\)
Khối lượng FeCl2 tạo thành:
\(m_{FeCl_2}=n_{FeCl_2}.M_{FeCl_2}=0,1.127=12,7\left(g\right)\)
a) nFe = \(\frac{m_{Fe}}{M_{Fe}}\)= \(\frac{5,6}{56}\)= 0,1 mol
PTHH: Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
Pt: 1 --> 2 ----> 1 --> 1 mol
Pư 0,1--> 0,2 ----> 0,1 ---> 0,1 mol
VH2 = n . 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
b) mHCl = n . M = 0,2 . (1 + 35,5) = 7,3 g
c) mFeCl2 = n . M = 0,1 . (56 + 35,5 . 2) = 12,7 g
PTHH: Fe + 2HCl ===> FeCl2 + H2
a. nFe = 5,6 / 56 = 0,1 (mol)
Theo phương trình, ta có: nH2 = nFe = 0,1 (mol)
=> Thể tích H2 thu được là: VH2(đktc) = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít
b. Theo phương trình, nHCl = nFe = 0,2 (mol)
=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3 (gam)
c. Theo phương trình, nFeCl2 = nFe = 0,1 (mol)
=> Khối lượng FeCl2 tạo thành là: mFeCl2 = 0,1 x 127 = 12,7 (gam)